Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên
Cứ vào tháng 11 hàng năm, đồng bào các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn vùng Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai nói riêng tổ chức Lễ cúng mừng lúa mới - Hội mùa. Lễ được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc. Đây là dịp để bà con buôn làng tổ chức dâng lễ, tạ ơn thần Lúa, thần Nông nghiệp vì đã cho một vụ mùa ấm no.
Trong ngày nghễ hội, các già làng đã thức dậy sửa soạn từ mờ sáng, đóng khố chỉnh tề chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng nhất trong năm. Thanh niên trong làng cũng chuẩn bị rượu thịt sẵn sàng, phụ nữ vui vẻ hơn ngày thường khi mặc những bộ đồ thổ cẩm huyền bí, đậm chất truyền thống. Mọi người quây quần về nhà rông. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên nhịp nhàng trong điệu múa xoang nhẹ nhàng say đắm, già làng bắt đầu đọc lời khấn lễ.
Phần Lễ mừng lúa mới thứ nhất được cúng ở rẫy lúa gồm 1 chén rượu và 1 con gà. Phần lễ thứ hai được cúng ở chòi rẫy và cúng ở nhà chủ lúa. Theo quan niệm của người dân nơi đây, lễ được dâng để cầu khấn 7 vị thần, gồm thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa thông qua động tác 7 lần chạm vào chén rượu. Cầu cho những giống lúa đã trồng của gia đình tốt tươi, mau chín, thơm ngon. Người Gia Rai theo chế độ mẫu hệ nên khi mời rượu, người được mời đầu tiên là phụ nữ, do đó người vợ của chủ lúa và mẹ của vợ được mời uống trước.
Không gian văn hóa Lễ mừng lúa mới là một không gian văn hóa lễ hội đầy màu sắc của người J’rai và đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Lễ được duy trì hàng năm bởi những người dân buôn làng như một tập tục không thể thiếu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào bảng 17.2, hãy:
- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2010 - 2021.
- Rút ra nhận xét.
Câu 2:
Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy:
- Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.
- Đề xuất giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.
Câu 3:
Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố công nghiệp khai khoáng ở vùng Tây Nguyên.
Câu 4:
Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả ở vùng Tây Nguyên.
Câu 5:
Vùng Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng với nhiều thế mạnh về tự nhiên như địa hình cao nguyên xếp tầng, đất badna màu mỡ và trữ năng thủy điện lớn,… Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên có truyền thống văn hóa vừa đa dạng và độc đáo. Điều này được thể hiện như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Câu 6:
Dựa vào hình 17.2, hãy cho biết các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên phân bố trên những sông nào.
Câu 7:
Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố du lịch ở vùng Tây Nguyên.
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9. Dịch vụ có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trắc nghiệm Địa 9 CTST Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
về câu hỏi!