Câu hỏi:
11/07/2024 307Dựa vào hình 21.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Năm 2021, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm hơn 32% GRDP của vùng, tốc độ phát triển nhanh.
- Nông nghiệp: đóng vai trod quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng
+ Cây lương thực: cung cấp hơn 55% sản lượng lúa gạo và 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2021), năng suất lúa luôn cao hơn trung bình cả nước. Lúa gạo trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh,… Vùng sản xuất gạo đặc sản với nhiều giống lúa chất lượng cao như ST 24, ST 25, nàng thơm Chợ Đào,…
+ Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm hơn 33,3% diện tích cây ăn quả cả nước (2021). Trồng nhiều ở các tỉnh trong vùng, đặc biệt ở Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,… Một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và được cấp chỉ dẫn địa lí như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), sầu riêng Ri 6 (Vĩnh Long),…
+ Cơ cấu vật nuôi đa dạng, chăn nuôi lợn, vịt phát triển mạnh với quy mô lớn.
- Lâm nghiệp: rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với sự phong phú về hệ sinh thái, có ý nghĩa lớn trong bảo tồn và phát triển du lịch, việc khôi phục và bảo vệ rừng đang được chú trọng.
- Thủy sản: là ngành thế mạnh với sản lượng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,41 triệu tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,5 triệu tấn. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là cá và tôm, phát triển mạnh ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp,… Các tỉnh đứng đầu về sản lượng thủy sản khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre,…
Hiện nay ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đang phát triển theo hướng phát triển hàng hóa chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics nâng cao giá trị nông sản.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển du lịch. Nêu ví dụ một số loại hình du lịch cụ thể.
Câu 2:
Kể tên những sản phẩm nông nghiệp nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lập bảng liệt kê những thế mạnh tự nhiên của vùng để phát triển những sản phẩm đó.
Câu 3:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày thế mạnh nổi bật, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trù phú, nơi sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất của nước ta. Vùng có những thế mạnh và hạn chế gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò như thế nào?
Câu 5:
Dựa vào hình 21.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6:
Hãy tìm kiếm thông tin về vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9. Dịch vụ có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 CTST Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
về câu hỏi!