Câu hỏi:
11/07/2024 596- Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật trong các trường hợp trên?
- Em sẽ góp ý như thế nào với những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp trên một cách phù hợp nhất?
- Theo em, làm thế nào để thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày?
Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".
Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trường hợp 1. Anh C đã có thái độ và lời nói thiếu khách quan trong việc nhìn nhận, đánh giá về anh N. Biểu hiện cụ thể ở việc: anh C đã đưa ra những nhận xét mang tính định kiến, theo cảm tính cá nhân của mình về anh N
- Trường hợp 2. Ông T có thái độ và hành động thiếu công bằng, khi ông đã đối xử thiên vị giữa con trai và con gái.
♦ Yêu cầu số 2:
- Trường hợp 1. Em sẽ góp ý với anh C rằng:
+ Mỗi người có một đường đi riêng trong cuộc sống và không nên đánh giá người khác dựa trên quá khứ của họ. Anh N có thể đã là một học sinh nghịch ngợm trong quá khứ, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy không thể thành công trong tương lai.
+ Đôi khi, những người từng có hành vi nghịch ngợm trong tuổi trẻ lại có tiềm năng lớn và có thể trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực mà họ yêu thích.
=> Vì vậy, anh C hãy mở lòng ra và đánh giá mỗi người dựa trên những gì họ đang làm và đạt được hiện tại, chứ không phải dựa trên quá khứ của họ.
- Trường hợp 2. Em sẽ góp ý với ông T rằng: ông T nên cân nhắc việc dành thời gian và tình cảm cho cả con trai và con gái một cách công bằng hơn.
♦ Yêu cầu số 3: Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:
+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;
+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;
+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và để nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, để nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiện, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người.
Tình huống 2. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: "Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy".
- Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên?
- Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng?
Câu 3:
- Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.
- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.
- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.
Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)
Câu 4:
Dựa vào hình ảnh dưới đây, em liên tưởng đến điều gì về khách quan, công bằng? Vì sao?
Câu 5:
- Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh trên.
- Em hãy tìm các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6:
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Hãy cho biết em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó.
về câu hỏi!