Giải SGK GDCD 9 CTST Bài 4. Khách quan và công bằng có đáp án

264 lượt thi 9 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

- Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên. 

- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó. 

- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan. 

Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp 

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118) 


Câu 2:

- Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ ? 

- Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? 

- Ý nghĩa của công bằng ? Thiếu công bằng tác hại như thế nào? 

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ 

Hoàng Thái hậu Từ (hay Từ Dụ) vợ của vua Thiệu Trị mẹ vua Tự Đức. lần, trong dòng họ của người lặn lội từ Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lo không làm quan được, chỉ sợ bất tài thôi. Không tài, ta thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không công lao đóng góp trong việc nước bỗng nhiên vào làm thị v, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?". 

Trước những lời thấu tình đạt như thế, nhưng người này vẫn năn mãi. thẳng thắn từ chối bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không công lao thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh . 

(Lê Minh Quốς, 2009, Các vị nữ danh nhân Viêt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92) 


4.6

53 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%