Câu hỏi:
29/03/2024 251Dựa vào thông tin mục 2 và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Giá trị sản xuất và tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2021 đạt 34,7%.
- Có những chuyển biến tích cực, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào các mô hình trang trại; phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.
- Chăn nuôi lợn, gia cầm:
+ Lợn: là vật nuôi lấy thịt quan trọng nhất, năm 2021 đàn lợn có khoảng 23,1 triệu con, cung cấp trên 62% sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gắn với vùng sản xuất lương thực và dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, phát triển mô hình trang trại tập trung. Các vùng nuôi nhiều là Trung du và miền núi Bắc Bộ (23,8%) và ĐB sông Hồng (20,6% tổng số lượng đàn lợn cả nước).
+ Gia cầm: số lượng gia cầm tăng nhanh, năm 2021 tổng đàn gia cầm là 524,1 triệu con. Gà được nuôi nhiều ở vùng ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long (lần lượt là 23% và 22% tổng lượng đàn gà cả nước). Vịt được nuôi nhiều ở vùng ĐB sông Cửu Long.
- Chăn nuôi trâu, bò:
+ Số lượng đàn trâu xu hướng giảm, 2 vùng nuôi trâu nhiều nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, lần lượt là 55% và 33,1% tổng lượng đàn trâu cả nước.
+ Số lượng đàn bò tăng nhanh, được nuôi theo hướng chuyên môn hóa. Bò lấy sữa được nuôi nhiều trên các vùng cao nguyên với quy mô lớn, công nghệ chăn nuôi hiện đại, gắn với chế biến sữa thành phẩm. Chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh theo hướng tập trung, con giống, nguồn thức ăn, dịch vụ thú y được chú trọng đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các vùng nuôi nhiều bò: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, lần lượt chiếm 37,7% và 19% tổng số lượng đàn bò cả nước.
- Chăn nuôi dê, cừu cũng đang được phát triển trong những năm gần đây ở một số địa phương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào bảng 11.4, hãy nhận xét và giải thích sự phát triển số lượng đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Câu 2:
Dựa vào thông tin mục 1, hãy:
- Phân tích các thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.
- Nêu một số khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 3:
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm).
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 5:
Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta.
Câu 6:
Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào?
Câu 7:
Nêu ví dụ về một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!