Giải SGK Địa 12 KNTT Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản có đáp án

41 người thi tuần này 4.6 261 lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

676 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

3.7 K lượt thi 20 câu hỏi
651 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 24 có đáp án

1.7 K lượt thi 30 câu hỏi
614 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 23 có đáp án

1.7 K lượt thi 30 câu hỏi
586 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 19 có đáp án

2.3 K lượt thi 30 câu hỏi
452 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 22 có đáp án

1.5 K lượt thi 30 câu hỏi
436 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án

1.2 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Ngành lâm nghiệp:

+ Thế mạnh: diện tích rừng lớn hươn 14745,2 nghìn ha; rừng nhiều loại gỗ giá trị; điều kiện địa hình, đất, khí hậu thuận lợi; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ,…

+ Sự phát triển và phân bố: giá trị sản xuất chiếm 3% khu vực nông – lâm – thủy sản; khai thác, chế biến lâm sản; trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Ngành thủy sản:

+ Thế mạnh: vùng biển nguồn lợi hải sản phong phú; nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn,…; nhân dân nhiều kinh nghiệm; phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng hiện đại; thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng,…

+ Sự phát triển và phân bố: giá trị sản xuất chiếm 26,3% khu vực nông – lâm – thủy sản; khai thác thủy sản chiếm 44,6% tổng sản lượng thủy sản; nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, luôn cao hơn sản lượng khai thác.

Lời giải

- Thế mạnh:

+ Tổng diện tích rừng năm 2021 là 14745,2 nghìn ha, rừng tự nhiên chiếm 69%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%. Các vùng có diện tích rừng lớn nhất: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Rừng có nhiều loại gỗ tốt (đinh, lim, nghiến, táu,…), nhiều loại lâm sản có giá trị. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

+ Mỗi năm có khả năng khai thác hơn chục triệu m3 gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,…

+ Điều kiện địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai.

+ Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

- Hạn chế:

+ Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

+ Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.

Lời giải

- Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,5%/năm.

- Những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp như công nghệ sinh hoạt và giống cây rừng, công nghệ chế biến lâm sản, trồng rừng, công nghệ điều tra, giám sát và quản lí cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng,…

+ Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng, khai thác rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ theo hướng bền vững. Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 18,8 triệu m3. Các sản phẩm chế biến gỗ quan trọng là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng,… Vùng có sản lượng gỗ khai thác nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 59,1% cả nước), Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 26,4% cả nước). Các lâm sản măng, mộc nhĩ, dược liệu cũng được khai thác. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, dịch vụ thương mại ngày càng gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu.

+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh, diện tích rừng trồng mới tập trung ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm trồng mới khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung. Năm 2021, có gần 4600 nghìn ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa,… Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

52 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%