Giải chuyên đề Địa lí 12 KNTT Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống có đáp án
25 người thi tuần này 4.6 252 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
120 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 24 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 23 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 19 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 22 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Những thiên tai thường xảy ra ở nước ta: bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán.
- Biện pháp phòng chống thiên tai: theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt; gia cố nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn; tiết kiệm và sử dụng nước hợp lí; xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi;…
Lời giải
- Quan niệm: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
- Đặc điểm:
+ Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, phổ biến là: thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn, thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo.
+ Thiên tai có tính rủi ro, có thể gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
+ Thiên tai xảy ra bất thường, gây ra những biến động có nguy cơ tàn phá môi trường, gây thiệt hại lớn đến của cải và tính mạng của con người.
+ Thiên tai có nguồn gốc từ tự nhiên, con người hoặc kết hợp giữa tự nhiên và gián tiếp do con người.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân tự nhiên: do các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các quá trình nội sinh xảy ra làm di chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra động đất, sóng thần,… Các quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, khi trạng thái của khí quyển, thủy quyển thay đổi bất thường có thể gây ra các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, dịch bệnh,…
+ Nguyên nhân con người: con người gián tiếp gây ra thiên tai, tác động đến môi trường và bầu khí quyển như xả các chất thải rắn, khí thải vào môi trường; tàn phá rừng, vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Từ đó làm cho các thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường và cực đoan hơn. Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho các thiên tai khốc liệt hơn.
- Phân loại:
+ Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực Biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo.
+ Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam; ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.
+ Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.
+ Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Động đất có độ lớn bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.
+ Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
+ Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.
Lời giải
- Quan niệm:
+ Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.
+ Áp thấp nhiệt đới là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.
+ Bão là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
- Nguyên nhân: hình thành từ vùng biển nhiệt đới, có nhiệt độ nước mặt cao (trên 26°C), không khí nóng, ẩm bốc lên hình thành tại đó một vùng áp thấp có áp suất thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp gây nên gió xoáy rất mạnh. Trong vùng áp thấp, không khí bốc lên cao, lạnh đi, ngưng tụ lại thành bức tường mây dày đặc tạo ra những cơn mưa rất lớn.
- Nơi thường xảy ra:
+ Việt Nam nằm trong trung tâm bão Tây Thái Bình Dương, là 1 trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới. Trung bình hàng năm có khoảng 11 – 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
+ Mùa bão xu hướng chậm dần từ bắc vào nam: vùng Bắc Bộ và Thanh Hóa mùa bão từ tháng 6 – 8, tháng 8 nhiều khả năng bão nhất; từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế mùa bão từ tháng 9 – 10, tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất; ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 – 11, bão thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc; Nam Bộ hầu như không có bão, tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.
- Hậu quả:
+ Gây thiệt hại về người như làm thương vong và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
+ Gây thiệt hại về kinh tế như làm mất mát tài sản, gián đoạn thông tin liên lạc, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt, làm mất mùa, gây chết và dịch bệnh ở gia súc, ngưng trệ giao thông, hư hỏng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng,…
+ Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
- Biện pháp phòng chống:
+ Trước khi bão xảy ra: thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo bão; tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi nơi ở không đảm bảo an toàn, phòng nước dâng; dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết trong nhiều ngày.
+ Trong khi bão xảy ra: thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến bão; không trú ẩn dưới gốc đât, cột điện, vật dễ đổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật.
+ Sau khi bão xảy ra: khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng; tham gia dập dịch bệnh, xử lí môi trường.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
50 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%