Câu hỏi:
13/07/2024 169Dựa vào thông tin mục 4 và hình 28.1, 28.2, hãy phân tích thế mạnh và trình bày hiện trạng khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thế mạnh:
+ Trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước (8,2 tỉ tấn), chiếm gần 90% trữ lượng cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắk Nông.
+ Khai thác bô-xít thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
+ Nhu cầu thị trường về sản phẩm a-li-min và nhôm lớn, nhiều chính sách ưu tiên phát triển ngành theo hướng phát triển bền vững.
- Hiện trạng: các mỏ khai thác bô-xít tập trung ở Lâm Đồng và Đắk Nông. Quặng bô-xít được khai thác để chế biến thành a-lu-min, nguyên liệu chính để sản xuất bột nhôm. Năm 2021, các nhà máy trong vùng sản xuất được khoảng 680 nghìn tấn a-lu-min. Hai cơ sở chế biến a-lu-min và bột nhôm là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin mục I và hình 28.1, hãy:
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.
- Nêu khái quát về đặc điểm dân số của vùng.
Câu 2:
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vùng có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển lâm nghiệp, thủy điện, khai thác bô-xít và du lịch. Các ngành kinh tế đó phát triển và phân bố như thế nào? Việc phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với quốc phòng an ninh?
Câu 3:
Dựa vào thông tin mục III, hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên.
Câu 4:
Lựa chọn phân tích một thế mạnh để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.
Câu 5:
Dựa vào thông tin mục b và hình 28.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm của vùng.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 28.1, 28.2, hãy:
- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên.
- Trình bày hiện trạng phát triển thủy điện của vùng.
Câu 7:
Tìm hiểu thông tin về ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít đến môi trường ở vùng Tây Nguyên.
về câu hỏi!