Câu hỏi:
13/07/2024 247Dựa vào nội dung mục 3 và hình 29.2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở vùng Đông Nam Bộ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nông nghiệp:
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, mức độ tập trung hóa sản xuất và trình độ thâm canh cao. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm 36% diện tích cả nước). Chủ yếu là: cao su, điều, hồ tiêu,… Cao su đứng đầu về diện tích của vùng và cả nước, diện tích điều đứng thứ 2 vùng và đứng đầu cả nước. Tập trung ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,… Một số cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc, ở Tây Ninh.
+ Cây ăn quả ngày càng mở rộng về diện tích, đạt khoảng 129 nghìn ha năm 2021. Chủ yếu là: sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chôm chôm,… Tập trung ở Đồng Nai chiếm hơn 50% diện tích cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm. Bò là vật nuôi quan trọng. Chủ yếu ở Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 50% toàn vùng. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh những năm gần đây, chủ yếu ở Đồng Nai.
- Lâm nghiệp: có ý nghĩa kinh tế và môi trường. Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy và gỗ gia dụng, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 250 nghìn m3. Công tác quản lí hệ thống rừng phòng hộ được tăng cường. Các loại rừng đặc dụng được chú trọng bảo tồn dưới hình thức là các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học, vừa kết hợp khai thác phát triển du lịch sinh thái.
- Thủy sản: năm 2021, tổng sản lượng thủy sản chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng). Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm tới 93,8% sản lượng thủy sản khai thác toàn vùng. Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào nội dung mục IV, hãy trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 2:
Dựa vào nội dung mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
Câu 3:
Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?
Câu 4:
Chứng minh một số hoạt động kinh tế của vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước.
Câu 5:
Dựa vào nội dung mục 1 và hình 29.2, hãy:
- Trình bày sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ.
- Xác định tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp của vùng.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 29.1, hãy:
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.
- Trình bày những lợi thế về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!