Câu hỏi:
30/03/2024 288Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về tiềm năng phát triển một loại hình du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tiềm năng phát triển du lịch sông nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
- Vùng ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 40.000 km2, bằng 5,6% diện tích của lưu vực, với mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World). Từ lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kênh rạch, trải nghiệm cuộc sống mộc mạc, thơ mộng của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với ĐBSCL với nhiều loại hình du lịch.
- Khu vực ĐBSCL có gần 28.000km đường thủy với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt kết hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, nhất là cảnh quan sông nước.
- Các bền tàu du lịch ở các sông, nhà hàng ăn uống được đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện để phục vụ khách cập bến, tách biệt với các bến tàu thương mại.
- Dọc các con sông có các địa điểm tham quan, các di tích văn hóa – lịch sử, các vùng đặc sản và ẩm thực phong phú, chợ nổi truyền thống với nét văn hóa đặc trưng cuộc sống người dân miền sông nước.
- ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng thích hợp để phát triển du lịch trong đó có du lịch sông nước.
- Các chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các loại hình du lịch ven sông và trên sông, như: Đầu tư điểm dừng ven sông, phương tiện vận chuyển du khách, cầu cảng neo đậu tàu du lịch….
- Thu hút được các nguồn vốn đầu tư và các dự án phát triển du lịch sông nước.
- Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm, như: Cái Răng (thành phố Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng)… hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy (tỉnh Bến Tre), cồn Tiên (tỉnh Đồng Tháp), cồn Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước vùng ĐBSCL.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 30.2, hãy trình bày:
- Tình hình phát triển sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tình hình phát triển sản xuất thực phẩm (thủy sản, chăn nuôi, cây ăn quả) của vùng.
Câu 2:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Những thế mạnh, hạn chế và vấn đề sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng là gì? Thực trạng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng như thế nào?
Câu 3:
Dựa vào bảng 30.1, hãy nhận xét tình hình và vai trò của ngành sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục 1, hãy nêu vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5:
Dựa vào nội dung mục 1, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên cho phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày tài nguyên du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
về câu hỏi!