Câu hỏi:
30/03/2024 155Dựa vào thông tin mục 4 và hình 32.4, hãy trình bày quá trình hình thành, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Quá trình hình thành: được thành lập muộn nhất vào năm 2009, bao gồm TP Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Năm 2021, diện tích vùng là hơn 16 nghìn km2, số dân là 6,1 triệu người.
- Các nguồn lực:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với quốc phòng an ninh đất nước.
+ Vùng thuộc hạ lưu sông Mê Công, thuận lợi cho phát triển lương thực, thực phẩm. Tài nguyên khoáng sản có dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa; đá vôi ở Hà Tiên, Kiên Lương,… Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo, thuận lợi phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch.
+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tạo thế mạnh phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển và hoàn thiện, các cảng hàng không (Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc), cảng biển (Kiên Giang, Cà Mau) tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, thúc đẩy thương mại và du lịch.
- Thực trạng phát triển:
+ Kinh tế của vùng chưa thực sự phát triển. Tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước còn khiêm tốn. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tuy giảm song còn khá cao. Năm 2021, vùng thu hút 0,5% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1,7% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 1,2% giá trị xuất khẩu cả nước.
+ Sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện; du lịch,… là các ngành kinh tế nổi bật trong vùng.
- Định hướng phát triển: tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; trở thành vùng nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp; phát triển kinh tế biển.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm đối với nước ta.
Câu 2:
Lựa chọn từ các bảng 32.1, 32.2, 32.3, 32.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP năm 2010 và năm 2021 của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm. Nhận xét và giải thích cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm đó.
Câu 3:
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 32.1, hãy trình bày:
- Quá trình hình thành, các nguồn lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Thực trạng và định hướng phát triển của vùng.
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 32.3, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Chứng minh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế phát triển nhất.
Câu 5:
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 32.2, hãy trình bày:
- Quá trình hình thành, các nguồn lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Thực trạng phát triển của vùng.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!