Câu hỏi:
09/04/2024 2,311a) Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật?
b) Hãy miêu tả lại hình ảnh quê hương trong bài thơ bằng lời văn của em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
Hình ảnh con thuyền ra khơi |
Cảnh đón thuyền cá về bến |
- Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Biện pháp tu từ: so sánh (chiếc thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm như mảnh hồn làng) - Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm rướn thân trắng => Bức tranh lao động đầy hứng khởi cùng với sự khỏe khoắn, dạt dào sức sống. |
- Ngày hôm sau ồn ào. - Nhờ ơn trời cá đầy ghe. - Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. => Cuộc sống lao động vui tươi, rộn ràng, đầm ấm - Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. => Sự mãn nguyện sau những ngày lao động vất vả. |
Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền ra khơi |
Hình ảnh người dân khi đoàn thuyền trở về |
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: con thuyền cũng như linh hồn của người dân làng chài -> tươi mới, tràn đầy sức sống, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. |
- Người dân tấp nập, hớn hở với thành quả ra khơi. - Hình ảnh người dân làng chài: ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm. - Vị xa xăm: vị của biển khơi, của muối, của gió. - Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi tượng trưng cho hình ảnh người dân làng chài tự cảm nhận được thân thể mình sau một ngày lao động vất vả. -> sự khỏe mạnh, tinh thần đầy sức sống, đậm chất miền biển. |
b. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, nhà thơ Tế Hanh đã khắc họa nên bức tranh quê hương thanh bình và lãng mạn. Làng chài lưới hiện lên trong khung cảnh khoáng đạt và thơ mộng bởi có ánh bình minh của buổi sớm mai. Đoàn thuyền lại khởi hành cho một chuyến ra khơi đầy ắp cá. Chiếc thuyền khỏe khoắn, căng buồm trước gió đã cho thấy hình ảnh của những con người hăng say lao động. Và quả thật họ trở về đầy hân hoan và náo nhiệt khi những con thuyền ghe đã đầy cá. Ngư dân với làn da ngăm rám nắng đã trở thành nét đặc trưng của làng chài nơi đây. Một tâm hồn lãng mạn luôn hướng về quê hương đã được nhà thơ Tế Hanh thể hiện rõ nét. Ông nhớ về màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi. Tất cả đã làm nên “mùi nồng mặn” của quê nhà.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
* Nội dung chính của văn bản:
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Câu 6:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản thơ tám chữ, bên cạnh các yêu cầu chung về đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý:
+ Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
+ Bài thơ khắc hoạ hình tượng nào?
+ Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?
+ Bài thơ có kết cấu và bố cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ là gì?
+ Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng như thế nào?
+ Bài thơ thể hiện tư tưởng nào của nhà thơ?
- Đọc trước bài thơ Quê hương, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ tế Hanh.
- Em thích nhất điều gì ở nơi mình sinh ra và lớn lên? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn.
về câu hỏi!