Câu hỏi:
13/07/2024 328Chuẩn bị:
Hoá chất: đinh sắt mới (đã rửa sạch lớp dầu mỡ), dung dịch CuSO4 1 M.
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, kẹp sắt.
Tiến hành:
Cho đinh sắt vào cốc. Thêm tiếp 2 - 3 ml dung dịch CuSO4 1M.
Sau 5 phút dùng kẹp lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch.
Thực hiện yêu cầu sau:
Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hiện tượng: Dung dịch nhạt màu dần, có lớp kim loại màu đỏ đồng bám ngoài đinh sắt.
Giải thích: Kim loại sắt hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại đồng nên có thể đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối của nó.
Phương trình hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao kim loại có tính dẫn nhiệt tốt? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính dẫn nhiệt của chúng.
Câu 2:
Vì sao kim loại có tính ánh kim? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính ánh kim của chúng.
Câu 3:
Khi tác dụng với phi kim, kim loại thể hiện tính chất hoá học gì? Minh hoạ bằng các phương trình hoá học.
Câu 4:
Hãy cho biết kim loại nào trong Bảng 15.1 có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí hydrogen.
Câu 6:
a) Hãy nêu sự khác biệt giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.
b) Vì sao kim loại có tính dẫn điện, trong khi hầu hết các phi kim không dẫn điện?
Câu 7:
Thí nghiệm: Kim loại tác dụng với phi kim
Chuẩn bị:
Hoá chất: dây magnesium (Mg), nhôm bột, lưu huỳnh bột.
Dụng cụ: kẹp sắt, ống nghiệm chịu nhiệt, đũa thuỷ tinh, đèn cồn.
Tiến hành:
1. Magnesium tác dụng với oxygen. Dùng kẹp sắt kẹp một mẩu dây magnesium (Mg) và đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Nhôm tác dụng với lưu huỳnh: Trộn đều bột nhôm và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ khối lượng tương ứng khoảng 1 : 2. Lấy một thìa thuỷ tinh (khoảng 0,3 g) hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt. Hơ nóng đều ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần ống nghiệm chứa hỗn hợp.
Thực hiện yêu cầu sau:
Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
về câu hỏi!