Câu hỏi:
12/07/2024 884Ở nhiệt độ thường, những kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch HCl 1 M, những kim loại nào có thể phản ứng được với H2O để tạo ra H2? Giải thích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Ở nhiệt độ thường:
- Những kim loại có thể phản ứng được với dung dịch HCl 1 M là: Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb…
- Những kim loại có thể phản ứng được với H2O để tạo ra H2 là: Li, K, Ba, Ca, Na…
Giải thích:
- Trong môi trường trung tính, có:
2H2O + 2e ⇌ H2 + 2OH- với= – 0,413 V
Cặp oxi hóa – khử Mn+/M của các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn – 0,413 V nên các kim loại đó có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen.
- Trong môi trường acid, có:
2H+ + 2e ⟶ H2 với = 0 V
Cặp oxi hóa – khử Mn+/M của các kim loại Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0 V có thể khử được ion H+ trong dung dịch acid tạo thành khí H2.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper(II) sulfate, lead(II) nitrate.
a) Trường hợp nào có phản ứng tạo thành kim loại? Nêu vai trò của mỗi chất tham gia phản ứng.
b) Viết các phương trình hoá học của phản ứng ở dạng ion thu gọn.
Câu 2:
Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt, dung dịch copper(II) sulfate 1 M.
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh.
Tiến hành: Cho đinh sắt vào cốc thuỷ tinh chứa dung dịch copper(II) sulfate 1 M.
Yêu cầu: Sau khoảng 10 phút, quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.
Câu 3:
Thí nghiệm 1: Kim loại tác dụng với oxygen trong không khí
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Băng magnesium dài khoảng 3 cm - 5 cm.
- Dụng cụ: Đèn cồn, bật lửa, kẹp đốt hoá chất.
Tiến hành: Dùng kẹp đốt hoá chất đưa đoạn băng magnesium vào ngọn lửa đèn cồn.
Yêu cầu: Quan sát và giải thích hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Câu 4:
Câu 5:
Cho
= −2,925 V, = 0,854 V.
a) Cho biết vì sao potassium phản ứng được với nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Giải thích vì sao thuỷ ngân không phản ứng được với nước để tạo hydroxide và khí hydrogen.
Câu 6:
Thí nghiệm 3: Phản ứng của kim loại với dung dịch hydrochloric acid
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Lá đồng, băng magnesium, dung dịch hydrochloric acid 1 M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm.
Tiến hành: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch HCl 1 M. Cho tiếp là đồng vào ống nghiệm (1), băng magnesium vào ống nghiệm (2).
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng.
Câu 7:
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa kim loại kẽm với mỗi chất sau: oxygen, sulfur va chlorine.
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
32 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 6: Đại cương về kim loại
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 15. Các phương pháp tách kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 21. Hợp kim có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận