a) Sau bước 2, kim loại nào bị ăn mòn?
A. Đồng.
B. Kẽm.
C. Cả hai đều bị ăn mòn.
D. Không kim loại nào bị ăn mòn.
b) Sau bước 3, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Hai kim loại kẽm và đồng đều bị ăn mòn.
(2) Kẽm bị oxi hoá và đóng vai trò là anode.
(3) Cu2+ bị khử thành Cu bám vào thanh đồng, làm khối lượng thanh đồng tăng dần.
(4) Không kim loại nào bị ăn mòn, nếu thay dung dịch NaCl thành dung dịch HCl thì ăn mòn mới diễn ra.
(5) Kẽm bị ăn mòn, đồng không bị ăn mòn.
c) Khoảng vài phút sau bước 3, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch gần thanh đồng và quan sát thấy dung dịch dần chuyển sang màu hồng là do
A. dòng điện từ ăn mòn điện hoá đã điện phân NaCl thành dung dịch NaOH.
B. sự khử oxygen hoà tan trong dung dịch tạo môi trường base.
C. sự thuỷ phân muối NaCl làm tăng của dung dịch.
D. do phản ứng giữa Cu và dung dịch NaCl tạo hợp chất có tính base.