Câu hỏi:
13/07/2024 853I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Chở nặng phù sa hai miền Nam Bắc
Mẹ Việt Nam tảo tần nuôi con đánh giặc
Chiếc võng Trường Sơn, ru đất nước ngàn đời.
Tổ quốc Việt Nam tôi có rừng biển núi đồi
Có câu hát mẹ ru: “Con cò bay là..."
Có chuyện cổ tích với bao điều kỳ lạ
Thạch Sạch, Lý Thông, chuyện cô Tấm thật thà...
Mỗi miền quê, đậm chất hát dân ca
Đã sản sinh ra những anh hùng, dũng sĩ
Dép lốp, mũ tai bèo... mà đánh thắng giặc Mỹ
Đã tạc nên một “Dáng đứng Việt Nam"
Đất nước tôi là Tổ quốc Việt Nam
Đoàn kết một lòng, triệu triệu người như một
Tình thần ấy có từ ngàn đời ông cha thuở trước
Đến ngày nay vẫn sáng mãi một nhân cách Việt Nam.
(Trích Đất nước Việt Nam tôi, Hoàng Thị Hà, Bảo điện tử Hải Dương, ngày 29/4/2024)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thể thơ tự do.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Tổ quốc Việt Nam tôi có rừng biển núi đồi
Có câu hát mẹ ru: “Con cò bay là..."
Có chuyện cổ tích với bao điều kỳ lạ
Thạch Sạch, Lý Thông, chuyện cô Tấm thật thà...
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp tu từ:
- Điệp cấu trúc: “Có..."
- Liệt kê: “rừng biển núi đồi, câu hát mẹ ru, chuyện cổ tích”; “Thạch Sạch, Lý Thông, chuyện cô Tấm”.
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Chở nặng phù sa hai miền Nam Bắc
Mẹ Việt Nam tảo tần nuôi con đánh giặc
Chiếc võng Trường Sơn, ru đất nước ngàn đời
Lời giải của GV VietJack
Nội dung: Tái hiện chân thực hình ảnh đất nước. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về đất nước bao la với sức mạnh to lớn chở tỉnh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc luôn tiến về phía trước. Đó là những ký ức đẹp về tinh thần bất khuất, hào hùng của dân tộc tồn tại ngàn đời không bao giờ quên.
Câu 4:
Từ suy ngẫm của tác giả về một nhân cách Việt Nam trong bài thơ trên, anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.
Lời giải của GV VietJack
HS có cách trả lời và lí giải phù hợp và thuyết phục.
Gợi ý:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Chính vì lẽ đó, thế hệ trẻ cần phải có tinh thần tự hào, có ý thức giữ gìn và phát huy dù là ở thời đại nào.
- Thanh niên ngày nay cần phải có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nối tiếp thế hệ cha ông trong công cuộc dựng xây đất nước, không ngừng hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khô này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ dược... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tử vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt nam, 2020, Tr. 28,29)
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Câu 2:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về những điều cần làm để thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Câu 3:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Tổ quốc Việt Nam tôi có rừng biển núi đồi
Có câu hát mẹ ru: “Con cò bay là..."
Có chuyện cổ tích với bao điều kỳ lạ
Thạch Sạch, Lý Thông, chuyện cô Tấm thật thà...
Câu 4:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Chở nặng phù sa hai miền Nam Bắc
Mẹ Việt Nam tảo tần nuôi con đánh giặc
Chiếc võng Trường Sơn, ru đất nước ngàn đời
Câu 5:
Từ suy ngẫm của tác giả về một nhân cách Việt Nam trong bài thơ trên, anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.
về câu hỏi!