Câu hỏi:
13/07/2024 495II. LÀM VĂN.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải có khát vọng “bay xa” trong cuộc đời.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết phải có khát vọng “bay xa” trong cuộc đời.
* Bàn luận:
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân đoạn:
+ Khát vọng bay xa được hiểu là gì? Khát vọng bay xa là những ước mơ, dự định, khát khao đẹp đẽ mà con người mong muốn đạt được trong cuộc đời. Là biểu hiện của lối sống đẹp, sống có ý nghĩa trong cuộc đời.
+ Tại sao con người cần phải có khát vọng bay xa?
++ Khát vọng bay xa chính là ngọn đuốc sáng trong tim mỗi người, hướng chúng ta đến những điều tốt đẹp.
++ Có khát vọng đẹp sẽ khiến cuộc đời mỗi người trở nên đẹp đẽ ý nghĩa; là động lực để vượt qua khó khăn thử thách, vươn tới thành công.
++ Có khát vọng bay xa là cách để ta đáp đền những thương yêu mà gia đình dành cho ta, là cách ta lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh...
++ Nếu không có khát vọng, con người sẽ sống một đời quẩn quanh, chật hẹp, nhàm chán, không đạt được những thành tựu lớn...
+ Phê phán những người sống không có khát vọng. Tuy nhiên khát vọng bay xa không có nghĩa là viển vông, hão huyền. Nó cần gắn với năng lực và nỗ lực.
+ Bài học nhận thức và hành động.
* Tổng kết:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2:
II. LÀM VĂN.
Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trùng trùng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đẩy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đẩy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cải nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.13)
Câu 4:
Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cử còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Câu 5:
Hai câu thơ Lời ru chắp con đôi cánh/Lớn rồi con sẽ bay xa có ý nghĩa gì với anh chị?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
về câu hỏi!