Câu hỏi:
12/07/2024 313II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là “đen” như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên ba tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
(Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 191)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích.
- Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân
- Hình tượng Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình:
+ Góc nhìn từ trên cao, Sông Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân. (Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân) => Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều.
+ Nhìn ngắm Sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của màu nước Sông Đà. (Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.)
+ Góc nhìn từ bờ bãi Sông Đà, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân”, gợi nhớ đến thế giới Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.”
- Hình tượng Sông Đà được thể hiện ấn tượng bằng nhiều đặc sắc nghệ thuật:
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.
* Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân
- Trong cái nhìn của các nhà văn khác, Sông Đà dường như chỉ mang vẻ đẹp dữ dội, hung bạo của một “con ngựa bất kham”. Còn trong cách nhìn mang tính phát hiện của Nguyễn Tuân, Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn rất trữ tình, thơ mộng. Nhìn sự vật ở góc độ văn hóa thẩm mỹ là một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Trong cái nhìn phát hiện của Nguyễn Tuân, Sông Đà như một sinh thể có linh hồn, có sinh mệnh với tính cách tương phản: vừa hung bạo vừa trữ tình. Hai nét tính cách đối lập đã tạo nên cá tính độc đáo của dòng sông. Trong cách nhìn của nhà văn, thiên nhiên vừa là hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã vừa là người bạn của con người.
* Đánh giá
- Hình tượng Sông Đà mang vẻ đẹp phong phú và biến ảo với tính cách trữ tình thơ mộng.
=> Bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, độc đáo của nhà văn.
- Đoạn trích đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu, thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của một nhà văn tài hoa và uyên bác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những thử thách trong cuộc sống.
Câu 3:
Theo tác giả, điều gì giúp Giêm Đai-Xơn và Mai-cơn Gioóc-đan vượt qua được trở ngại và thành công trong sự nghiệp của mình?
Câu 4:
Theo anh/chị vì sao một số người có tài năng nhưng ít tham vọng để thúc đẩy tiến lên sẽ dẫn đến lãng phí tiềm năng ?
Câu 5:
Anh/chị có đồng tình với quan niệm: tuổi trẻ là tác nhân lớn nhất của sự thay đổi trong một xã hội? Vì sao?
về câu hỏi!