Câu hỏi:
13/07/2024 143II. LÀM VĂN
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình chính luận thể hiện trong đoạn thơ.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
Cách cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ trên; nhận xét chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
- Nguyễn Khoa Điềm là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” viết năm 1971 tại chiến khu Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc và được in lần đầu năm 1974.
- Đoạn trích là những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ, toàn diện của nhà thơ về Đất Nước và tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.*Cảm nhận đoạn thơ:
Nội dung: Nguyễn Khoa Điềm đã lí gải, định nghĩa về Đất Nước ở 2 phương diện:
- Không gian địa lí:
+ Đất Nước là không gian gần gũi, bình dị, thân thuộc đối với mỗi người; là không gian riêng tư thầm kín của tình yêu đôi lứa (Nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn)
+ Đất nước là không gian kì vĩ, lớn lao, trù phú, đẹp tươi của núi sông, rừng bể ( Hình ảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi)
+ Là không gian sinh tồn của bao thế hệ người Việt: Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
- Thời gian lịch sử: Đất Nước được cảm nhận trong suốt chiều dài, từ quá khứ- hiện tại đến tương lai:
+ Trong quá khứ, Đất Nước thiêng liêng, hào hùng : Nhắc tới 2 truyền thuyết để gợi lại dòng giống cao quý của dân tộc, gợi lại quá trình đấu tranh dựng nước giữ nước của cha ông. -> Thể hiện niềm tự hào, trân trọng, biết ơn.
+ Trong hiện tại: Nhắc nhở mỗi người trách nhiệm yêu nhau và sinh con đẻ cái ( duy trì nòi giống); gánh vác phần người đi trước để lại và dặn dò con cháu chuyện mai sau không được phép quên những truyền thống cao quý của dân tộc, luôn có ý thức hướng về cội nguồn.
=> Đoạn trích là những lí giải, cảm nhận về Đất Nước từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung. Qua đó, Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, bình dị, cụ thể , thân thương vừa thiêng liêng, cao cả. Những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ đó là “con đường riêng” Nguyễn Khoa Điềm đã đi, không lặp lại người khác khi ông viết về đề tài quen thuộc.Nghệ thuật
-Từ “Đất Nước” được lặp lại và luôn được viết hoa; Lối chiết tự khi tách thành “Đất” và “Nước”, kiểu câu định nghĩa được lặp lại “Đất là...", "Nước là...", "Đất Nước là..." đem đến những cảm nhận cụ thể, mới mẻ về Đất Nước.
+ Vận dụng linh hoạt chất liệu văn hóa và VHDG .
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình mang tính triết lý sâu sắc…* Nhận xét chất trữ tình-chính luận trong đoạn thơ..
- Chất chính luận thể hiện ở :
+Những cảm nhận rất sâu sắc, mới mẻ về Đất nước qua các phương diện cụ thể. Qua đó, đoạn thơ muốn thức tỉnh thanh niên vùng đô thị tạm chiếm miền Nam, giúp họ nhận thức rõ hơn về Đất Nước, nhận ra vai trò ,trách nhiệm của mình với Đất Nước. Từ đó xuống đường hoà vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc
+Thể hiện qua cách lập luận: tác giả luôn đưa ra những định nghĩa, lý giải cụ thể, để rồi từ đó đi đến khái quát, nâng cao.
- Chất trữ tình thể hiện ở:
+Đoạn thơ như một lời tâm sự, thủ thỉ, tâm tình của đôi lứa đang yêu về Đất Nước mình. Những cảm nhận về Đất Nước còn được nhìn qua lăng kính của những người đang yêu, sự gắn bó hài hòa giữa tình yêu Đất Nước và tình yêu lứa đôi.
+Việc sử dụng các hình ảnh ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thiết với con người.
- Sự kết hợp chính luận với trữ tình, cảm xúc kết hợp với suy tưởng đã khiến đoạn thơ không còn là lời giáo huấn, răn dạy khô khan mà ý thơ từ chỗ đậm chất chính luận bỗng trở lên mềm mại như một lời nhắn nhủ, thủ thỉ tâm tình đầy yêu thương, dễ đi vào lòng người, giúp thế hệ trẻ tự ý thức được vai trò trách nhiệm của mình với Đất nước.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo văn bản, ở năm 40 tuổi, đại bàng phải đứng trước sự lựa chọn gì?
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Câu 4:
Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không ? Vì sao?
“Mỗi chúng ta muốn phát triển, bước sang một trang cuộc đời mới thì phải thay đổi, dám dấn thân và mạo hiểm”
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!