Câu hỏi:
12/07/2024 441II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề theo nhiều cách để làm rõ sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống; đảm bảo hợp lý, thuyết phục, phù hợp với đạo đức, pháp luật.
Có thể theo hướng:
- Tinh thần lạc quan là thái độ sống tích cực, phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể (hoặc kết quả nói chung) sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn.
- Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh lớn lao trong cuộc sống:
+ Giúp con người chinh phục khó khăn, vượt qua nỗi sợ hãi.
+ Tạo cho con người nguồn năng lượng và những cảm xúc tích cực để tin tưởng vào cuộc sống, hướng đến tương lai tốt đẹp…
- Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.
- Hiện nay, có nhiều người có lối sống bi quan, họ chán nản mỗi khi gặp khó khăn. Họ thường xuyên lo lắng trong công việc, học tập… Những người như vậy sẽ khó thành công.
- Đánh giá về tinh thần lạc quan, rút ra bài học/ thông điệp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích sau, từ đó nhận xét về giá trị hiện thực được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích:
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 6)
Câu 4:
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Hãy nhớ, nơi nào có nụ cười, nơi đó không có chỗ cho sự lo lắng?
Câu 5:
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu bài học ý nghĩa nhất với bản thân?
về câu hỏi!