Câu hỏi:
13/07/2024 268a) Từ công thức (15.1), hãy cho biết để xác định cảm ứng từ thì cần đo các đại lượng nào?
b) Nên đặt góc α bằng bao nhiêu? Tại sao?
c) Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm để đo được cảm ứng từ của nam châm điện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Từ công thức (15.1) , để xác định cảm ứng từ thì cần đo các đại lượng: góc hợp bởi dòng điện và cảm ứng từ (hướng của cảm ứng từ hoàn toàn xác định được dựa vào các cực của nam châm hoặc nam châm điện…), cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đo độ lớn lực từ tác dụng lên khung dây dựa vào giá trị trên lực kế.
b) Nên đặt góc α bằng 90o tức là khung dây vuông góc với vecto cảm ứng từ của nam châm điện. Vì khi đặt góc α bằng 90o để việc tính toán dễ hơn và tiến hành thí nghiệm được đơn giản hơn.
c) Các bước tiến hành thí nghiệm để đo được cảm ứng từ của nam châm điện.
- Treo khung dây vào đầu đòn cân.
- Điều chỉnh khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ của nam châm điện (α = 90°).
- Điều chỉnh gia trọng và dây căng lực kế để lực kế đo được lực từ.
- Bật công tắc nguồn điện. Điều chỉnh cường độ dòng điện qua nam châm điện ở mức ban đầu 0,1 A. Xác định giá trị của lực từ F qua lực kế.
- Thay đổi giá trị cường độ dòng điện qua khung dây mỗi lần tăng lên 0,1 A. Đọc giá trị cường độ dòng điện I qua khung dây và xác định giá trị lực từ F qua lực kế, ghi kết quả vào vở như ví dụ ở Bảng 15.1.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một dây dẫn dài 50 cm có dòng điện chạy qua được đặt vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 5 mT.
a) Nếu có 1018 electron chạy qua dây dẫn trong mỗi giây thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng bao nhiêu? (Cho biết độ lớn điện tích electron là |e| = 1,60.10-19 C).
b) Tính độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Câu 2:
Xét một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài L = 1 m, có dòng điện I = 3 A chạy qua được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-2 T. Hãy xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện nếu phương của dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°.
Câu 3:
Ba dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường như Hình 15.4.
1. Hãy xác định phương và chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn ở Hình 15.4a, 15.4b.
2. Trong trường hợp Hình 15.4c, có lực từ tác dụng lên dây dẫn không? Dự đoán lực từ còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác?
Câu 4:
- Tính và điền vào bảng như ví dụ minh hoạ ở Bảng 15.1.
- Tính giá trị trung bình, sai số phép đo độ lớn cảm ứng từ B của từ trường nam châm.
Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm:
Nhận xét về nguyên nhân gây ra sai số của phép đo và đề ra giải pháp để giảm sai số đó.
Câu 5:
Sử dụng quy tắc bàn tay trái để kiểm chứng chiều của lực từ tác dụng lên thanh kim loại M1M2 trong Hình 15.2.
Câu 6:
Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong từ trường đó. Vậy lực từ có đặc điểm như thế nào?
về câu hỏi!