Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
98 lượt thi 20 câu hỏi
146 lượt thi
Thi ngay
120 lượt thi
164 lượt thi
131 lượt thi
108 lượt thi
87 lượt thi
130 lượt thi
107 lượt thi
Câu 1:
Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hạt mang điện chuyển động.
C. Hạt mang điện đứng yên.
D. Nam châm hình chữ U.
Câu 2:
Đặt một kim nam châm song song với dòng điện. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy
A. kim nam châm lệch một góc so với phương ban đầu.
B. kim nam châm đứng yên.
C. kim nam châm quay tròn xung quanh trục.
D. kim nam châm quay trái, quay phải liên tục.
Câu 3:
Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây đúng?
A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.
B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau.
C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau.
D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
Câu 4:
Chỉ ra câu sai.
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường.
Câu 5:
Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây về hai thanh đó là đúng?
A. Đó là hai thanh nam châm.
B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
Câu 6:
Từ trường của một nam châm thẳng giống
A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
B. một ống dây có dòng điện chạy qua.
C. một nam châm hình hình chữ U.
D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.
Câu 7:
Các đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng là
A. những đường thẳng song song với dòng điện.
B. những đường thẳng vuông góc với dòng điện.
C. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.
D. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện.
Câu 9:
Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường, ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 11:
Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau.
Nhận xét
Đúng
Sai
Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
Nói chung các đường sức điện là những đường cong kín, còn các đường sức từ là những đường cong không kín.
Qua mỗi điểm trong không gian vẽ được vô số đường sức từ.
Câu 12:
Các tương tác sau đây, tương tác nào là tương tác từ?
Tương tác giữa hai nam châm.
Tương tác giữa các điện tích đứng yên.
Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.
Câu 13:
Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
pháp tuyến tại mọi điểm trùng với phương của từ trường tại điểm đó.
tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với phương của từ trường tại điểm đó.
pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với phương của từ trường một góc không đổi.
tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 14:
Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?
Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.
Nam châm thẳng không thể tác dụng lực lên nam châm hình chữ U.
Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.
Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.
Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho trong ngoặc (dòng điện; nam châm; lực từ; dòng điện) để điền vào chỗ trống.
Từ trường là trường lực gây ra bởi ...(1)... hoặc ...(2)..., là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của ...(3)... tác dụng lên một ...(4)... hay một nam châm khác đặt trong nó.
Câu 16:
Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho trong ngoặc (lực từ; kim nam châm; từ trường hạt mang điện) để điền vào chỗ trống.
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra ...(1)... tác dụng lên một nam châm, một ...(2)... chuyển động hay một ...(3)... đặt trong nó. Nhờ tính chất này, người ta dùng ...(4)..., gọi là nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của ...(5)....
Câu 17:
Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho trong ngoặc (phương; đường sức từ; từ trường; tiếp tuyến) để điền vào chỗ trống.
Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có ...(1)... sao cho ... (2)... với nó tại mỗi điểm trùng với ...(3)... của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của ...(4)... là chiều của vectơ cảm ứng từ.
Câu 18:
Xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và qua ống dây của Hình 14.1. Giải thích cách xác định.
Câu 19:
Hãy xác định cực của các kim nam châm trong Hình 14.2.
20 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com