Câu hỏi:
13/07/2024 55Dựa vào thông tin mục I.2, hãy trình bày các đặc điểm của làng nghề Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Là một bộ phận của kinh tế nông thôn và gắn bó với sản xuất nông nghiệp:
+ Nghề thủ công bắt đầu từ nông nghiệp gắn với phân công lao động ở nông thôn. Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động trong gia đình. Các gia đình tự quản lí, phân công lao động, thời gian phù hợp giữa sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nhàn rỗi.
+ Hoạt động của làng nghề vừa mang tính chất ngành nghề vừa có tính lãnh thổ.
- Cơ sở hạ tầng và nguồn nguyên liệu thường là tại chỗ, đặc biệt là các làng nghề truyền thống:
+ Do quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn chế nên nơi ở của các hộ gia đình cũng thường là nơi sản xuất của làng nghề, không gian chung của làng cũng chính là nơi sản xuất, trưng bày và buôn bán sản phẩm làng nghề.
+ Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác nhưng không nhiều.
- Có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong sản xuất:
+ Công nghệ truyền thống là những kĩ thuật sản xuất do chính người lao động trong làng nghề tạo ra. Đó là những bí quyết, kinh nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ. Sản phẩm của làng nghề thường mang những đặc trưng riêng biệt, được tạo ra bởi bàn tay khéo léo và kĩ thuật sản xuất tinh tế.
+ Sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới đang trở thành một xu hướng phát triển trong sản xuất của làng nghề Việt Nam. Các làng nghề đã tìm cách kết hợp những kĩ thuật sản xuất truyền thống với các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Hình thức tổ chức sản xuất ngày càng phong phú:
+ Đa số cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề là hộ gia đình, sản xuất trên diện tích nhỏ. Ưu điểm là tự chủ, tận dụng được lao động, thời gian nhàn rỗi và cơ sở vật chất sẵn có tại gia đình. Tuy nhiên, bị hạn chế về năng lực quản lí, năng lực tài chính, khó khăn khi đổi mới công nghệ, khó tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn.
+ Tại một số làng nghề lớn đã xuất hiện các mô hình sản xuất khác như tổ hợp tác, hợp tác xã,… Giúp mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn vốn, tăng cường quản lí và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Các công ty, các doanh nghiệp công nghiệp ở nông thôn được phát triển ở những làng nghề có khả năng đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường.
+ Cụm công nghiệp làng nghề là một mô hình sản xuất mới tại các làng nghề ở nước ta. Không chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng:
+ Các làng nghề khi mới hình thành, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương. Khi đó, thị trường tiêu thụ có tính đặc thù, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở vùng nông thôn.
+ Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, hội nhập nền kinh tế thế giới đã mở rộng thị trường tiêu thụ cho các làng nghề, bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước.
+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề đang được mở rộng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử.
+ Sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm các điểm du lịch Việt Nam có thể mua các sản phẩm làng nghề làm quà lưu niệm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin mục II.3, hãy phân tích tác động của làng nghề đến kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường ở nước ta.
Câu 2:
Câu 3:
Làng nghề ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời và phân bố rộng khắp đất nước. Phát triển làng nghề là giải pháp kinh tế quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Các làng nghề nước ta có đặc điểm và vai trò như thế nào? Hình thành và phát triển ra sao? Những tác động của làng nghề đối với kinh tế, xã hội và môi trường là gì?
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục I.3, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển làng nghề ở nước ta.
Câu 5:
Lập sơ đồ thể hiện tác động của làng nghề đến kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường ở nước ta.
Câu 6:
Dựa vào thông tin mục I.1, hãy trình bày khái niệm làng nghề và tiêu chí xác định làng nghề.
Câu 7:
Dựa vào thông tin mục II.2, hãy trình bày thực trạng và định hướng phát triển làng nghề nước ta.
về câu hỏi!