Câu hỏi:
13/07/2024 985Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Giải thích sự hình thành các vùng kinh tế - xã hội nước ta.
- Trình bày đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế - xã hội nước ta.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự hình thành các vùng kinh tế - xã hội: là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển vùng, quy hoạch vùng. Các địa phương trong mỗi vùng cơ bản tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, dân cư, có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng,… Là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chung cho các địa phương trong mỗi vùng phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
- Đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế - xã hội:
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và kinh tế - xã hội của cả nước; nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, trữ năng thủy điện lớn. Các tỉnh trong vùng nhìn chung có điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa, dân cư tương đồng. Có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển công nghiệp thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng: có lịch sử phát triển lâu đời, giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước. Vùng có địa hình đồng bằng màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; có lợi thế hàng đầu về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, về quy mô, chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, cơ cấu kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GRDP của vùng. Tập trung các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có vị trí quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, đặc biệt là kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các tỉnh trong vùng đều có biển, đồng bằng nhỏ hẹp và vùng đồi núi phía tây. Có lợi thế hàng đầu về phát triển kinh tế biển, nhất là du lịch biển, cảng biển và logistics, nuôi trồng và khai thác thủy sản gắn với công nghiệp chế biến. Tài nguyên du lịch hết sức phong phú, du lịch biển, đảo là thế mạnh đặc biệt của vùng, bên cạnh du lịch tìm hiểu, khám phá di sản thiên nhiên, di sản văn hóa.
+ Vùng Tây Nguyên: có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, và phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Địa hình cao nguyên xếp tầng, đất đỏ badan thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp. Trữ năng thủy điện tương đối lớn. Là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc với truyền thống văn hóa độc đáo. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn. Các ngành kinh tế quan trọng của vùng là phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…; các ngành công nghiệp như thủy điện, chế biến nông sản, khai thác bô xít. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ: có vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế. Có TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, lực lượng lao động có kĩ thuật cao, đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao. Có nền kinh tế phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là đầu tàu phát triển kinh tế cả nước. Có ngành công nghiệp lớn nhất cả nước, các ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao là sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, may; sản xuất giày dép; hóa chất,… Có hạt nhân là TP Hồ Chí Minh – trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực về tài chính, thương mại, du lịch, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu cả nước.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: có địa hình đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt, điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đường bờ biển dài và thềm lục địa rộng, vùng biển giàu nguồn lợi hải sản, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, thiên tai. Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, trái cây, đóng góp lứn vào xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản cả nước. Ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế biến thực phẩm; hóa chất;… Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa sông nước, miệt vườn là nét đặc trưng của vùng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành.
Câu 2:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày cơ sở hình thành vùng trong nền kinh tế đất nước.
Câu 3:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành các vùng nông nghiệp nước ta.
- Nêu đặc điểm phát triển của các vùng nông nghiệp nước ta hiện nay.
Câu 4:
Dựa vào hình 2.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Nêu và giải thích quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm.
- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nước ta.
Câu 5:
Dựa vào thông tin bài, hãy nêu ý nghĩa của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 6:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Nêu quá trình hình thành các vùng công nghiệp của nước ta.
- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng công nghiệp của nước ta hiện nay.
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp Địa lý có đáp án 2023
về câu hỏi!