Câu hỏi:
13/07/2024 486Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành các vùng nông nghiệp nước ta.
- Nêu đặc điểm phát triển của các vùng nông nghiệp nước ta hiện nay.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Quá trình hình thành các vùng nông nghiệp: sau khi đất nước thống nhất, nước ta đã quan tâm đến công tác phân vùng quy hoạch, năm 1977, Hội đồng Chính Phủ đã ra Nghị quyết triển khai công tác phân vùng và quy hoạch, trước hết là phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với chế biến nông sản, lâm sản. Cả nước chia thành 7 vùng nông nghiệp bao gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ – nay gọi là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 7 vùng sinh thái nông nghiệp tồn tại cho đến ngày nay.
- Đặc điểm phát triển của các vùng nông nghiệp:
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (15 tỉnh): hướng chuyên môn hóa là phát triển sản xuất các cây trồng chủ lực có lợi thế như cây công nghiệp lâu năm (chè), cây dược liệu, cây ăn quả; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò,…
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh, thành phố): hướng chuyên môn hóa chủ yếu là phát triển lúa, rau, hoa, cây ăn quả theo hướng sản xuất thâm canh, công nghệ cao; phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm, bò sữa ở một số khu vực ven thành phố lớn.
+ Vùng Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): hình thành vùng sản xuất tập trung cây ăn quả có múi, cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía,…), phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, cây dược liệu; phát triển chăn nuôi bò sữa, lợn và gia cầm theo hướng công nghệ cao.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh, thành phố): hướng chuyên môn hóa chủ yếu là cây hàng năm, đặc biệt là các cây trồng chịu hạn và các cây ăn quả (nho, thanh long, xoài, táo, dưa hấu); phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (bò thịt, dê, cừu) và lợn.
+ Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh): phát triển vùng chuyên cây công nghiệp chủ lực là cà phê, hồ tiêu, cao su, chè; sản xuất hoa, rau, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn, gà, bò.
+ Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố): hướng chuyên môn hóa là phát triển cây công nghiệp lâu năm có lợi thế như cao su, điều, hồ tiêu,… một số cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc,… và các loại cây ăn quả tập trung; phát triển chăn nuôi lợn giống cao sản theo hình thức trang trại, đàn bò sữa chất lượng cao.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố): hướng chuyên môn hóa chủ yếu là phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, thâm canh quy mô lớn, các vùng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn, các loại rau,…; phát triển chăn nuôi lợn, bò, gia cầm (vịt).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân biệt các loại vùng kinh tế: vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành.
Câu 2:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày cơ sở hình thành vùng trong nền kinh tế đất nước.
Câu 3:
Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Giải thích sự hình thành các vùng kinh tế - xã hội nước ta.
- Trình bày đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế - xã hội nước ta.
Câu 4:
Dựa vào thông tin bài, hãy nêu ý nghĩa của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 5:
Dựa vào hình 2.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Nêu và giải thích quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm.
- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nước ta.
Câu 6:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Nêu quá trình hình thành các vùng công nghiệp của nước ta.
- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng công nghiệp của nước ta hiện nay.
về câu hỏi!