Câu hỏi:

11/07/2024 105

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật quốc tế trong một lĩnh vực cụ thể.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Theo pháp luật quốc tế, thành phần dân cư của quốc gia bao gồm hai bộ phận cơ bản là công dân của quốc gia sở tại và người nước ngoài; ngoài ra, ở các nước còn có người không quốc tịch.

+ Công dân của quốc gia là những người mang quốc tịch của quốc gia sở tại, chiếm đại bộ phận dân cư của quốc gia. Công dân của quốc gia có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật quốc gia, được Nhà nước bảo hộ khi công tác, học tập, lao động và sinh sống ở nước ngoài.

+ Người nước ngoài là những người không mang quốc tịch của quốc gia nơi họ đang cư trú, bao gồm:

▪ Người có một quốc tịch nước ngoài và người có hai hoặc nhiều quốc tịch.

▪ Người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của cả hệ thống pháp luật quốc gia sở tại nơi họ công tác, học tập, lao động, sinh sống.

▪ Ở nước sở tại, người nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc khi tham gia hoạt động thương mại, hàng hải.

▪ Ngoài ra, người nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao và Cơ quan lãnh sự nước ngoài và trong các tổ chức quốc tế ở nước sở tại còn được hưởng chế độ đối xử đặc biệt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hai nước Australia và Timor Lester có mâu thuẫn, bất đồng trong việc phân định biển. Năm 2016, Timor Lester là nước đầu tiên trên thế giới căn cứ vào thủ tục hoà giải bắt buộc quy định trong các Điều 297 và 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, yêu cầu Australia thực hiện thủ tục hoà giải để phân định ranh giới biển giữa hai nước theo quy định của Luật Biển quốc tế. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và Công ước Luật Biển 1982, sau hai năm đàm phán hai nước đã đạt được thoả thuận phân định ranh giới biển cuối cùng vào ngày 06/3/2018.

Em hãy cho biết trong trường hợp trên, pháp luật quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Xem đáp án » 11/07/2024 233

Câu 2:

a) Trong tình huống trên, hai nước Campuchia và Thái Lan đã sử dụng nguyên tắc nào để giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ?

b) Em hiểu thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

Xem đáp án » 11/07/2024 194

Câu 3:

Em hãy xây dựng một bài thuyết trình về một vai trò của pháp luật quốc tế.

Xem đáp án » 11/07/2024 193

Câu 4:

a) Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

b) Em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

Xem đáp án » 11/07/2024 172

Câu 5:

Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây về pháp luật quốc tế:

a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

c. Pháp luật quốc tế quy định cả các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.

d. Pháp luật quốc tế bao gồm chủ yếu là các điều ước quốc tế đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực.

Xem đáp án » 11/07/2024 152

Câu 6:

a) Trong tình huống trên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã căn cứ vào cơ sở nào để buộc quân đội của quốc gia A rút khỏi lãnh thổ quốc gia B? Điều đó thể hiện vai trò nào của pháp luật quốc tế?

b) Vai trò nào của pháp luật quốc tế được thể hiện trong tình huống và thông tin trên? Thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 11/07/2024 146

Câu 7:

Nước X và Y kí kết với nhau hiệp định đầu tư, theo đó nhà đầu tư của nước X và nước Y được hưởng những quyền lợi, ưu đãi và thực hiện những nghĩa vụ trên lãnh thổ của nhau như các nhà đầu tư trong nước minh, không có sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, nước X sau đó ban hành luật trái với hiệp định đã kí kết, trong đó hạn chế một số ưu đãi của nhà đầu tư nước Y trên lãnh thổ của mình.

Theo em, nước X có quyền ban hành pháp luật quy định trái với hiệp định đã được kí kết với nước Y hay không? Hành vi của nước X trái với nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

Xem đáp án » 11/07/2024 114

Bình luận


Bình luận