Câu hỏi:
11/07/2024 87Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.
Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên mà Việt Nam kí kết với các quốc gia láng giềng sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực vào năm 1994. Cùng với hiệp định này, Việt Nam và Thái Lan cũng đã có thoả thuận về việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước vào năm 1998, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, ổn định vùng biển giáp ranh giữa hai nước, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan, nhằm duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Em hãy cho biết, pháp luật quốc tế cỏ vai trò như thế nào trong việc đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp trên:
+ Pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lí để Việt Nam và Thái Lan tiến hành đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển
+ Pháp luật quốc tế ràng buộc nghĩa vụ pháp lí của các bên trong đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia đến điểm All tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
a) Căn cứ vào đâu Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biển?
b) Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường cơ sở nào? Vì sao?
Câu 2:
Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ gì trong nội thủy.
Câu 3:
a) Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?
b) Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cả trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao.
c) Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 4:
a) Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?
b) Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lí giống và khác nhau như thế nào?
c) Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?
Câu 6:
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
a) Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam ở trường hợp trên có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?
b) Các lực lượng chấp pháp Việt Nam có quyền xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan hoạt động trái phép của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Cơ sở pháp lí nào cho phép họ thực hiện quyền này?
Câu 7:
a) Em hãy cho biết, biên giới quốc gia được hình thành trên cơ sở nào.
b) Em hiểu thế nào là lãnh thổ và biên giới quốc gia?
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!