Câu hỏi:
26/06/2024 70Em hãy tìm hiểu về tình hình dân cư của Việt Nam và lập báo cáo thuyết trình về sản phẩm của mình.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo: Bài viết tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo
“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời,biển,đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Thế hệ chúng ta được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, được hưởng một niềm ưu. Chúng ta được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)… Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”.
Biển Đông có vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế vô cùng to lớn. Biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch, nối các nền kinh tế trên bờ Thái Bình Dương với các nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Đây là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua hàng năm. Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch…
Biển Đông được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí lớn nhất thế giới. Kinh tế ven biển và thuần biển đã có đóng góp quan trọng vào tổng GDP của cả nước, và cùng với đó, thu nhập bình quân của người dân ven biển đang tăng nhanh.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Quần đảo Hoàng Sa gồm ba mươi hòn đảo lớn nhỏ, bải đá, cồn san hô và bãi cạn nằm ở khu vực biển rộng khoảng 16 nghìn km2, cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý. Diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10km2. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam Biển Đông gồm khoảng 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 180 nghìn km2 cách Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa 248 hải lí, cách đảo Phú quý tỉnh Bình Thuận 203 hải lí và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 595 hải lí; được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Loại Ta, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 10 km2.Trong đó có đảo Ba Đình là đảo lớn nhất rộng khỏng 1,6 km2.
Vùng biển của Việt Nam được phê chuẩn theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 và vào năm 1994. Theo đó, một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Căn cứ để tính chiều rộng của các vùng biển của một quốc gia chính là đường cơ sở và đơn vị đo chính là hải lí. Một hải lí bằng 1852m.
Lãnh hải là một bộ phận của vùng biển Việt Nam, là vùng nằm giữa vùng nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý (tương đương 22,22km) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.
Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí tính tứ đường cơ sở có chế độ pháp lí riêng do công ước về luật biển năm 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biền cũng như quyền tự do của các quốc gia.
Chúng ta có đầy đủ các căn cứ khẳng định chủ quyền biển và đảo Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm bên bờ phía tây của Biển Đông. Bao đời nay, biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta. Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết khai thác biển, lúc đầu là đánh bắt các hải sản ven bờ, sau tiến ra các đảo và vùng biển xa hơn. Câu chuyện về chàng Mai An Tiêm bị vua cha hiểu lầm đuổi ra đảo hoang đã cùng vợ bỏ sức khai phá và trồng dưa hấu trên hòn đảo gần bờ biển vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đã phần nào phản ánh: Từ xa xưa, người Việt đã tới sinh sống và sản xuất trên các hải đảo ven bờ. Không những vậy, cư dân Lạc Việt thời đó cũng đã có khả năng vượt biển tới những vùng đất xa, bằng chứng là những chiếc thuyền vũ trang có chở nhiều đồ đồng quý giá như trống, bình đồng… mà người ta thấy được ở hầu khắp các đảo lớn thuộc Inđônêxia và ven bờ biển Malaixia, Thái Lan.
Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này đều thấy rõ vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.Trên nhiều tấm bản đồ cổ của nước ta cũng như của nước ngoài đều thể hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bộ Hồng Đức bản đồ gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có vùng biển, đảo đã ghi lại khá toàn diện hình ảnh của quốc gia Đại Việt ở cuối thế kỉ 14.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì trên những bản đồ cổ của Tây Phương và cả những bản đồ từ thế kỉ 15 của Trung Quốc đều dùng địa danh biển Giao Chỉ (tức là biển của Việt Nam) để chỉ vùng biển ở phía đông nước ta. Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng để chỉ người và nước Việt Nam xưa. Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao Chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt.
Sang thế kỉ XIX hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên và phong phú hơn, nhất là dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Nhà Nguyễn nối tiếp chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn đã thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau như vãng thám kiểm tra kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết… Lực lượng ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ có các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, các đội Thủy quân, biền binh, vệ giám thành mà cả binh đinh, dân phu (chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định). Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều phải có quyết định của nhà nước dưới hình thức “tờ sai để thi hành công vụ” và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi hay tạm dừng lại vì bão gió.
Tập tài liệu của Trung Quốc Ngũ quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ, họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi “Cộng hòa Pháp- Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.
Vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Như vậy,qua các căn cứ trên ,chúng ta hiểu rằng Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam.Bất kì sự xâm phạm của quốc gia nào vào vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta là đã đi ngược Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
Trong thời gian qua,Trung Quốc đã nhiều lần tái diễn hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam: Tập trận ở vùng biển Hoàng Sa, tàu cá Trung Quốc, tàu dân quân biển, tàu khảo sát Trung Quốc…đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Biển Đông của chúng ta lại “nóng” lên trước các hoạt động của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Viện Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm lược chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, được xác định phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”. (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.)
Chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững chủ quyền quốc gia của tổ quốc, không để bị động, bất ngờ, không để mất đảo, mất dân, mất đất. Biển đảo là của tiền nhân để lại, một viên đá trên đảo, một ngụm nước biển thuộc chủ quyền của nước mình cũng khống thể để mất đi.
Vậy là một công dân Việt Nam, chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ Đất nước?
Mỗi người đều có thể thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia đến điểm All tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
a) Căn cứ vào đâu Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biển?
b) Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường cơ sở nào? Vì sao?
Câu 2:
Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ gì trong nội thủy.
Câu 3:
a) Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?
b) Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cả trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao.
c) Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 4:
a) Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?
b) Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lí giống và khác nhau như thế nào?
c) Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?
Câu 6:
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
a) Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam ở trường hợp trên có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?
b) Các lực lượng chấp pháp Việt Nam có quyền xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan hoạt động trái phép của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Cơ sở pháp lí nào cho phép họ thực hiện quyền này?
Câu 7:
a) Em hãy cho biết, biên giới quốc gia được hình thành trên cơ sở nào.
b) Em hiểu thế nào là lãnh thổ và biên giới quốc gia?
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!