Câu hỏi:
11/07/2024 1,464Sưu tập thông tin về một số tác nhân đột biến có trong môi trường hoặc xuất hiện trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Một số tác nhân đột biến có trong môi trường:
+ Tia UV cũng có thể làm hai T trên cùng một mạch liên kết với nhau và khi tế bào sửa chữa thường dẫn đến đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide.
+ Tia phóng xạ từ phát tán từ các nhà máy hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân hay từ hoạt động khai khoáng,… kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến DNA gây ra các đột biến ở người và nhiều sinh vật khác.
+ Chất độc màu cam (acridine orange) và dioxin có thể chèn vào DNA gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.
- Một số tác nhân đột biến xuất hiện trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm:
+ Phụ gia nhựa (BPA - là một hóa chất tổng hợp được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonate): Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với phụ gia nhựa có nguy cơ cao khiến thai nhi bị nhiễm phụ gia nhựa, từ đó làm biến đổi gene trong quá trình hình thành thai nhi.
+ Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus - loại nấm mốc thường có trong các ngũ cốc bị mốc hoặc là lạc mốc có thể xen vào giữa mạch DNA gây ra những sai hỏng trong quá trình tái bản.
+ Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gene như dioxin, hydro-carbon thơm đa vòng,…
+ Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và thực phẩm được chế biến; trong dưa cà khú, hỏng;… có thể gây đột biến dẫn đến ung thu thực quản, dạ dày.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Hãy sưu tập thêm các ví dụ minh hoạ cho vai trò của đột biến gene trong quá trình tiến hoá và trong chọn giống.
Câu 3:
Một số bệnh ung thư ở người, ví dụ ung thư da do da tiếp xúc nhiều với tia UV trong ánh sáng mặt trời gây đột biến gene. Dựa vào nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gene, hãy cho biết chúng ta có thể làm gì để phòng tránh các bệnh do đột biến gene.
Câu 4:
Hai loại mô ở người khác nhau về mức độ phân chia tế bào: một loại có các tế bào thường xuyên phân chia (ví dụ tế bào niêm mạc ruột), trong khi loại mô còn lại có các tế bào biệt hoá rất ít phân chia (ví dụ tế bào thần kinh). Loại tế bào của mô nào dễ phát sinh các đột biến gene hơn? Giải thích.
Câu 5:
Đột biến gene có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? Giải thích.
Câu 6:
Tại sao đột biến gene lại được xem là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá?
về câu hỏi!