Câu hỏi:

28/06/2024 178 Lưu

Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, các alen trội hoàn toàn so với nhau. Biết không xảy ra đột biến. Thực hiện 2 phép lai, thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: Cá thể lông vàng giao phối với cá thể lông xám, F1 có tỉ lệ: 2 vàng : 1 xám : 1 trắng.

Phép lai 2: Cá thể lông đỏ giao phối với cá thể lông vàng, F1 có tỉ lệ: 2 đỏ : 1 vàng : 1 xám.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông đỏ.

II. Nếu cho cá thể lông xám ở P của phép lai 1 lai với cá thể lông trắng thì đời con có 50% số cá thể lông trắng.

III. Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn.

IV. Cho cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 2, thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 vàng : 1 trắng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án D 

- Dựa vào kết quả của phép lai 1, suy ra vàng trội so với xám, xám trội so với trắng.

- Dựa vào kết quả của phép lai 2, suy ra đỏ trội so với vàng, vàng trội so với xám.

- Như vậy, thứ tự trội lặn của các tính trạng là đỏ > vàng > xám > trắng.

Quy ước: A1 – lông đỏ; A2 – lông vàng; A3 – lông xám; A4 – lông trắng.

I đúng. Vì lông đỏ là tính trạng trội nhất, có 4 kiểu gen qui định kiểu hình lông đỏ.

Ở phép lai 1, sơ đồ lai là A2A4 × A3A4.Vì vậy, khi cho các cá thể lông xám F1 này lai với cá thể lông trắng (A4A4) thì đời con có 50% cá thể lông trắng (A4A4).

II đúng.

Phép lai 2 có tỉ lệ 2 đỏ : 1 vàng : 1 xám cho nên P có thể có kiểu gen là: A1A3 × A2A3 hoặc A1A4 × A2A3 hoặc A1A3 × A2A4. Do đó, F1 luôn có 4 kiểu gen.

III đúng.

Cá thể lông vàng ở P của phép lai 2 có kiểu gen là A2A3 hoặc A2A4. Do đó, nếu cá thể lông vàng ở P của phép lai 2 là A2A4 thì khi lai với cá thể lông trắng (A4A4) sẽ cho đời con có tỉ lệ 1 vàng : 1 trắng.

IV đúng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Chọn đáp án A 

Lời giải

Chọn đáp án A

- Hình vẽ thể hiện đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể khác nhau --> Đột biến chuyển đoạn NST

=> I. Sai

- Tỉ lệ giao tử bình thường NST (13, 16) = ¼

=> II. Đúng

- Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm gen liên liên kết

=> III. Đúng

- Gen A: A=T = 600 nuclêotit, G=X =900 nuclêôtit

- Gen P: A=T = 400 nuclêôtit, G= X= 800 nuclêôtit

- Tế bào này giảm phân cho 4 loại giao tử:

+ Giao tử chứa NST (13,16): A=T= 600+400=1000; G=X= 1700, và chứa cả 2 gen A và P

+ Giao tử chứa NST (13,16+13): A=T=1200, G=X=1800, và chứa 2 gen A

+ Giao tử chứa NST (13+16,16+13): A=T= 600+400=1000; G=X= 1700, và chứa cả 2 gen A và P

+ Giao tử chứa NST (13+16,16): A=T=800, G=X=1600, và chứa 2 gen P

=> IV. Sai

 

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP