Câu hỏi:
12/07/2024 154Em hãy cho biết, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác nhau ở những điểm cơ bản nào? Vì sao?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Điểm khác biệt cơ bản giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành gồm các điểm sau:
- Về số lượng thành viên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
+ Còn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Về trách nhiệm của thành viên:
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Tỉ lệ vốn khi có sự tham gia của nhà nước:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước khi Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+ Còn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp nhà nước khi Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp hoặc các mô hình doanh nghiệp.
Câu 2:
Em cùng các bạn trong nhóm hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp bài viết về việc thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động của một doanh nghiệp do nhóm lựa chọn.
Câu 3:
Theo em, doanh nghiệp được nêu trong các trường hợp dưới đây thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy cho biết cách thức tổ chức quản lí của mỗi doanh nghiệp đó:
a. V là một công ty chuyên sản xuất và chế biến sữa bò để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác. Công ty này do Nhà nước nắm giữ 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
b. D là doanh nghiệp do bà E làm chủ, bà tự đăng kí vốn đầu tư, quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Câu 4:
Em hãy cho biết, Công ty X trong trường hợp dưới đây có đủ điều kiện để giải thể doanh nghiệp không? Vì sao?
Trường hợp. X là một công ty hợp danh có 3 thành viên là sở hữu chung, chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Sau một thời gian kinh doanh, nhận thấy công việc kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn nên Hội đồng….
Câu 5:
Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định mục tiêu và phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.
Câu 6:
Em hãy xác định hình thức tổ chức lại doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong trường hợp dưới đây và cho biết doanh nghiệp sau khi tổ chức lại có thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
Trường hợp. Với mong muốn có thêm điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, các công ty trách nhiệm hữu hạn S và O đã quyết định chấm dứt sự tồn tại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang Công ty trách nhiệm hữu hạn P.
Câu 7:
Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các trường hợp dưới đây?
Trường hợp a. Doanh nghiệp A là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong quá trình kinh doanh, mặc dù có thời gian gặp khó khăn về tài chính, song doanh nghiệp vẫn cố gắng tìm các biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích cho người lao động như: thoả thuận với người lao động về việc trả thêm lợi tức mỗi khi trả lương cho họ chậm hơn thời hạn đã quy định; thực hiện đúng quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong doanh nghiệp.
Trường hợp b. Doanh nghiệp N là công ty cổ phần chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử. Khi kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện ra Công ty Cổ phần N kinh doanh một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh và một số năm trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
36 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1 có đáp án (Phần 2)
25 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án (Phần 2)
20 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!