Câu hỏi:
12/07/2024 95Em hãy xác định hình thức tổ chức lại doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong trường hợp dưới đây và cho biết doanh nghiệp sau khi tổ chức lại có thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
Trường hợp. Với mong muốn có thêm điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, các công ty trách nhiệm hữu hạn S và O đã quyết định chấm dứt sự tồn tại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang Công ty trách nhiệm hữu hạn P.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Các doanh nghiệp S, O và P nêu trên đã được tổ chức lại theo hình thức sáp nhập công ty, bởi vì, theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì sáp nhập công ty là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Trong trường hợp này, S và O là các công ty bị sáp nhập và P là công ty nhận sáp nhập.
- Sau khi sáp nhập, Công ty trách nhiệm hữu hạn P có thể chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác".
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp hoặc các mô hình doanh nghiệp.
Câu 2:
Theo em, muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, Công ty cổ phần K phải đáp ứng những điều kiện gì? Vì sao?
Câu 3:
Công ty K và công ty H được nêu trong trường hợp trên được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
Câu 4:
Theo em, doanh nghiệp được nêu trong các trường hợp dưới đây thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy cho biết cách thức tổ chức quản lí của mỗi doanh nghiệp đó:
a. V là một công ty chuyên sản xuất và chế biến sữa bò để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác. Công ty này do Nhà nước nắm giữ 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
b. D là doanh nghiệp do bà E làm chủ, bà tự đăng kí vốn đầu tư, quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Câu 5:
Câu 6:
Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các trường hợp dưới đây?
Trường hợp a. Doanh nghiệp A là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong quá trình kinh doanh, mặc dù có thời gian gặp khó khăn về tài chính, song doanh nghiệp vẫn cố gắng tìm các biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích cho người lao động như: thoả thuận với người lao động về việc trả thêm lợi tức mỗi khi trả lương cho họ chậm hơn thời hạn đã quy định; thực hiện đúng quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong doanh nghiệp.
Trường hợp b. Doanh nghiệp N là công ty cổ phần chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử. Khi kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện ra Công ty Cổ phần N kinh doanh một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh và một số năm trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
về câu hỏi!