Câu hỏi:
30/06/2024 562Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 37 đến 39.
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm.
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hoá giữa axit hữu cơ và ancol thu được este và nước.
Nhưng đối với các este đặc biệt như este của phenol, người ta phải thực hiện phản ứng giữa anhiđrit axit và phenol, hay este vinyl axetat...
Phương trình phản ứng điều chế este vinyl axetat là
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Không thể điều chế trực tiếp vinyl axetat từ axit axetic và ancol vinylic vì ancol này không bền, do đó phải thực hiện phản ứng giữa axit axetic và axetilen.
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
- Bước 1: Cho 2 ml ancol isomylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm khô.
- Bước 2: Lắc đều, đun cách thuỷ hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
- Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm và ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Lời giải của GV VietJack
Hướng dẫn giải:
(1) Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
Đúng. Do este thu được không tan trong nước, nổi lên trên, nên có thể sử dụng phương pháp chiết để tách este (chiết là phương pháp dùng để tách hai chất lỏng không hoà tan vào nhau).
(2) Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
Sai. Hỗn hợp bị tách thành 2 lớp, trong đó lớp este bên trên, lớp bên dưới chứa ancol dư, axit dư, nước.
(3) Phản ứng este hoá giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
Sai. Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch.
(4) Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thuỷ phân của isoamyl axetat.
Sai. Thêm nước lạnh để tăng tỉ khối của hỗn hợp giúp tách este ra dễ dàng hơn.
Chọn C
Câu 3:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
- Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
- Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thuỷ (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
Lời giải của GV VietJack
Hướng dẫn giải:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
Đúng. Do este không tan trong nước.
(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
Sai. Do phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng không hoàn toàn, nên ống nghiệm thứ nhất hỗn hợp bị tách thành hai lớp.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
Sai. Ống 1 thu được CH3COOH và C2H5OH, cùng với CH3COOC2H5 dư. Ống 2 thu được CH3COONa và C2H5OH.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thuỷ (ngâm trong nước nóng).
Đúng. Cả hai cách đều cung cấp nhiệt độ cho phản ứng ở mức 50 - 70 độ C.
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Đúng. Trong ống sinh hàn, những chất bay hơi khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy ngược trở lại ống nghiệm.
Chọn B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hai vị trí A, B cách nhau 615 m, cùng nằm về một phía bờ sông như hình vẽ. Khoảng cách từ A và từ B đến bờ sông lần lượt là 118 m và 487 m. Một người đi từ A đến bờ sông để lấy nước mang về B. Đoạn đường ngắn nhất mà người đó có thể đi là
(Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 3:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Câu 4:
Xét những tờ giấy hình chữ nhật, kẻ ca-rô cỡ m × n ô vuông, một cách phân chia “tốt” được xác định khi ta chỉ dùng những dòng kẻ có sẵn chia tờ giấy thành những phần bằng nhau sao cho mỗi phần đều là những hình vuông cỡ p × p (p ≥ 2) ô. Chẳng hạn, ở hình dưới, bằng những dòng kẻ được tô màu xanh, ta xác định một cách phân chia “tốt” với m = 9, n = 12, p = 3.
Số cách phân chia “tốt” đối với một tờ giấy ca-rô cỡ 120 × 300 là
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!