Câu hỏi:
30/06/2024 314Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 49 đến 51.
Quan niệm hiện đại trên cơ sở của các thành tựu nghiên cứu vật liệu di truyền cho rằng, đột biến là những biến đổi gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan rất phức tạp với môi trường trong và ngoài cơ thể. Đột biến là những biến đổi gián đoạn, đột ngột về số lượng, chất lượng và cấu trúc vật chất di truyền không phải do sự phân ly và trong tuyệt đại đa số trường hợp không phải do sự tổ hợp lại gen. Đột biến khi đã biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.
Đột biến có thể xảy ra trong nhân hoặc phần di truyền ngoài nhân, có thể xảy ra ở mức độ gen (đột biến gen) hoặc mức độ nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể). Trong cơ thể đa bào, đột biến có thể xảy ra trong tế bào phát sinh giao tử, tạo ra những giao tử đột biến (đột biến giao tử) hoặc phát sinh trong tế bào sinh dưỡng (đột biến soma). Các đột biến giao tử có thể di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Đột biến soma có thể đưa đến những trực trặc về chức năng, hoặc làm chết tế bào và có thể gây ung thư. Các đột biến soma được nhân lên trong mô và thường tạo thể khảm. Một số trường hợp đột biến phát sinh trong tế bào ở giai đoạn phôi 2 - 8 tế bào, có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
Các gen riêng rẽ có thể bị ảnh hưởng bởi đột biến điểm, dẫn đến sự trao đổi hoặc thay thế cặp bazơ nitric theo kiểu thay thế đồng hoán (đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong mỗi nhóm purin hoặc pirimidin...), hoặc thay thế dị hoán (đột biến thay thế nucleotit của nhóm purin bằng nucleotit thuộc nhóm pirimidin và ngược lại...), hoặc đột biến có thể đưa đến mất nucleotit (đột biến mất nucleotit) hoặc thêm (đột biến thêm nucleotit), hoặc đảo vị trí của các nucleotit của gen.
Đột biến thay thế một cặp bazơ nitơ này bằng một cặp bazơ nitơ khác có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của gen, nhưng đột biến làm mất hoặc thêm một hoặc vài cặp nucleotit thường đưa đến làm mất chức năng gen.
Loại đột biến nào dưới đây không phải đột biến nhiễm sắc thể?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể; bao gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những đột biến làm thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào; bao gồm: đột biến lệch bội (dị bội) và đột biến đa bội.
Chọn D
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Loại đột biến nào dưới đây dẫn đến sự trao đổi hoặc thay thế cặp bazơ nitric theo kiểu thay thế đồng hoán?
Lời giải của GV VietJack
Hướng dẫn giải:
Kiểu thay thế đồng hoán là đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong mỗi nhóm purin hoặc pirimidin.
Nhóm purin gồm A và G.
Nhóm pirimidin gồm T và X.
Chọn A
Câu 3:
Khi nói về đột biến điểm, phát biểu nào dưới đây đúng?
Lời giải của GV VietJack
Hướng dẫn giải:
- Đột biến điểm bao gồm: mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit.
→ Khi mất và thêm một cặp nucleotit thì tổng số nucleotit sẽ thay đổi.
- Nếu đột biến xảy ra ở vùng điều hòa thì có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi nhưng có thể làm tăng số lượng chuỗi.
→ Đột biến vẫn có thể gây hại.
- Vì là đột biến điểm và không làm thay đổi tổng liên kết hiđro.
→ Dạng thay A - T bằng T - A hoặc thay G - X bằng X - G.
→ Tổng nucleotit không đổi.
→ Chiều dài của gen không đổi.
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hai vị trí A, B cách nhau 615 m, cùng nằm về một phía bờ sông như hình vẽ. Khoảng cách từ A và từ B đến bờ sông lần lượt là 118 m và 487 m. Một người đi từ A đến bờ sông để lấy nước mang về B. Đoạn đường ngắn nhất mà người đó có thể đi là
(Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 3:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Câu 4:
Xét những tờ giấy hình chữ nhật, kẻ ca-rô cỡ m × n ô vuông, một cách phân chia “tốt” được xác định khi ta chỉ dùng những dòng kẻ có sẵn chia tờ giấy thành những phần bằng nhau sao cho mỗi phần đều là những hình vuông cỡ p × p (p ≥ 2) ô. Chẳng hạn, ở hình dưới, bằng những dòng kẻ được tô màu xanh, ta xác định một cách phân chia “tốt” với m = 9, n = 12, p = 3.
Số cách phân chia “tốt” đối với một tờ giấy ca-rô cỡ 120 × 300 là
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!