Câu hỏi:
13/07/2024 162Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vi sao?
a. Doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì không được phép giải thể.
d. Mọi người đều có quyền thành lập doanh nghiệp để thực hiện quyền tự do kinh doanh.
e. Không thể chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
g. Doanh nghiệp không được phép giao kết hợp đồng sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Không đồng tình với nhận định a vì theo khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định các trường hợp doanh nghiệp được phép giải thể bao gồm: doanh nghiệp kết thúc thời gian hoạt động ghi trong điều lệ nhưng không gia hạn; giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, nghị quyết của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; công ty không đủ số thành viên tối thiểu nhưng không thực hiện thủ tục chuyển đổi liên tục 6 tháng; bị thu hồi giấy phép kinh doanh trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Đồng tình với nhận định b vì theo khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Đồng tình với nhận định c vì theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc Trọng tài.
- Không đồng tình với nhận định d vì muốn thành lập doanh nghiệp, chủ thể phải tuân thủ điều kiện về chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), một số chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp như công chức, viên chức, người chưa thành niên, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, ...
- Không đồng tình với nhận định e vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên khi chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng một phần vốn của mình cho người khác hoặc có thêm thành viên góp vốn vào công ty.
- Không đồng tình với nhận định g vì theo điểm d khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp khi có quyết định giải thể vẫn có thể tiến hành kí kết các hợp đồng mới để phục vụ mục đích giải thể doanh nghiệp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
a. Anh A và chị E dự định góp vốn thành lập công ty cổ phần chuyên sản xuất bánh, kẹo từ dừa tại tỉnh K. Hiện tại, trên địa bàn có Công ty Cổ phần JK cũng kinh doanh bánh kẹo nổi tiếng nên anh A muốn đăng kí tên cho công ty của mình là Công ty Cổ phần JK2.
Em hãy nhận xét việc làm của anh A.
b. Công ty N có trụ sở chính tại tỉnh H, đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhận thấy việc vận chuyển hàng hóa cũng là lĩnh vực tiềm năng nên ông K (chủ doanh nghiệp) muốn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ dịch vụ vận tải hành khách sang vận tải hàng hoá. Tuy nhiên, ông E (bạn ông K) lại cho rằng hai lĩnh vực đều có liên quan đến vận tải nên không cần phải làm thủ tục thay đổi.
Em hãy cho biết Công ty N có phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không và giải thích vì sao.
c. Công ty Trách nhiệm hữu hạn X có ba thành viên góp vốn là anh A (số vốn góp là 30% trên tổng số vốn), chị B (số vốn góp là 30% trên tổng số vốn) và ông C (số vốn góp là 40% trên tổng số vốn). Trong đó, ông C được giao làm Giám đốc công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Trong quá trình hoạt động, ông C đã tự ý chỉnh sửa nội dung báo cáo tài chính hằng năm của công ty mà không thông qua Hội đồng thành viên.
Em hãy cho biết việc làm của ông C có ng C có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp hay không và giải thích vì sao.
d. Trong quá trình tiến hành giải thể Công ty Cổ phần K, Giám đốc D tổ chức huy
động vốn của các cổ đông dưới danh nghĩa tái đầu tư. Một số cổ đông không nắm được thông tin về việc doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể nên đã đóng góp vốn.
Em hãy cho biết việc làm của Giám đốc D có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp không và lí giải vì sao.
Câu 3:
Em hãy sưu tầm một số hoạt động thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tại địa phương em sinh sống và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Câu 4:
Em hãy thực hiện một sơ đồ thể hiện các bước của thủ tục thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp và trình bày trước lớp.
Câu 5:
Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy: Chỉ ra những hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Câu 6:
Dựa vào các thông tin và trường hợp trên, em hãy:
- Cho biết doanh nghiệp được phép giải thể khi đáp ứng những điều kiện nào.
- Cho biết việc làm của các chủ thể trong trường hợp 1, 2 có phù hợp với quy định về giải thể doanh nghiệp không và giải thích vì sao.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!