Câu hỏi:
12/07/2024 120Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích và làm rõ chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
- Cho biết các biện pháp, chính sách được để cập nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hãy cho chính sách khác của Việt Nam mà em biết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1:
- Chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước.
+ Chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
+ Điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoa, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản) để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lí đúng đắn lợi ích giữa nước ta và các đối tác.
+ Xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh, là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế.
+ Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp.
♦ Yêu cầu số 2: Các biện pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Rà soát, củng cố, hoàn thiện một cách căn bản thể chế thực thi và giám sát thực hiện các nghị quyết, chủ trương liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia các thể chế đa phương, lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng đối tác.
+ Có chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
+ Gắn hội nhập kinh tế quốc tế với củng cố an ninh quốc phòng.
+ Tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy tìm hiểu những cơ hội và thách thức ở địa phương khi hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, cho biết những cơ hội và thách thức đối với bản thân và người lao động tại địa phương em.
Câu 2:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết các cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và cho ví dụ để làm rõ các cơ hội và thách thức đó.
Câu 3:
Lựa chọn một trong những mốc thời gian trong sơ đồ dưới đây để trình bày hiểu biết của em về sự kiện đó và nêu ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam khi hội nhập quốc tế
Câu 4:
Em hãy bình luận về các nhận định sau:
a. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
c. Sự xâm nhập của văn hoá nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm giàu đẹp hơn văn hoá dân tộc ở mọi góc độ.
d. Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
e. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xung đột về kinh tế là không thể tránh khỏi, nhưng đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để các quốc gia cùng nhau trao đổi và thống nhất cách giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Câu 5:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu những kết quả đạt được về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ đó, cho biết những mặt tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Cho biết Việt Nam có những hạn chế nào khi hội nhập kinh tế quốc tế. Em hãy lấy ví dụ làm rõ những hạn chế đối với Việt Nam.
Câu 6:
Em hãy thực hiện bài thuyết trình về những thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!