Câu hỏi:
02/07/2024 618Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 54:
Nếu trong một hệ có sự không đồng nhất nhiệt độ giữa hai điểm thì sẽ xuất hiện một quá trình truyền động năng phân tử từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp đưa hệ đến trạng thái cân bằng nhiệt. Nhiệt lượng có thể chuyển được giữa hệ và môi trường xung quanh nó nhờ ba cơ chế chuyển nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ truyền đi với tốc độ ánh sáng (truyền qua cả chân không và các môi trường không hấp thụ ánh sáng). Các vật có nhiệt độ khác không độ tuyệt đối đều bức xạ nhiệt. Nhiệt độ càng cao mật độ bức xạ phát ra càng lớn.
Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hay từ vật này sang vật khác. Trong quá trình truyền nhiệt này, các hạt ở nơi nhiệt độ cao nhờ chuyển động hỗn loạn đi đến nơi nhiệt độ thấp, trao đổi năng lượng với các hạt ở đó. Trong chất khí, các phân tử khí là các phần tử mang năng lượng, thực hiện quá trình truyền năng lượng bằng hình thức va chạm. Một tấm có diện tích bề mặt A, độ dày L, nhiệt độ ở các mặt của nó được giữ ở nhiệt độ T1 và T2. Đại lượng được xác định bằng lượng nhiệt truyền qua tấm trong một đơn vị thời gian là tốc độ truyền nhiệt: \[H = \frac{Q}{t} = kA.\frac{{{T_1} - {T_2}}}{L}\], trong đó k được gọi là độ dẫn nhiệt và phụ thuộc vào vật liệu làm tấm. Bên cạnh đó, trong thực tế kĩ thuật người ta cũng đưa ra khái niệm nhiệt trở: \[R = \frac{L}{k}\].
Đối lưu là một quá trình truyền nhiệt do dòng chất lỏng hoặc khí di chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh vì chênh lệch áp suất. Khi chất lỏng hoặc chất khí nguội đi, nó trở nên đậm đặc hơn. Một ví dụ về quá trình đối lưu trong một tách cà phê nóng (Hình 1): chất lỏng bên trên được không khí làm mát nên trở nên đậm đặc hơn và chìm xuống đáy cốc; chất lỏng nóng hơn nên ít đậm đặc hơn sẽ di chuyển về phía miệng cốc.
Nhiệt độ của chất lỏng nóng của hệ cách nhiệt cao hơn nhiệt độ của chất lỏng ở đầu lạnh của hệ. Sự chênh lệch nhiệt độ (ΔT) giữa chất lỏng nóng ở dưới cùng và chất lỏng lạnh ở trên cùng thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ ban đầu của hệ. Bảng 2 cho thấy độ chênh lệch nhiệt độ (ΔT) của 500 ml nước trong bình chứa cách nhiệt có chiều cao 6 cm và diện tích mặt cắt ngang là 4 cm2 khi bình chứa được làm nóng đến các nhiệt độ khác nhau.
Hình 2 cho thấy sự phụ thuộc của độ chênh lệch nhiệt độ ΔT vào diện tích mặt cắt ngang đối với 500 ml nước ở nhiệt độ 100°C trong bình chứa có chiều cao 6 cm. Hình 3 cho thấy sự phụ thuộc của độ chênh lệch nhiệt độ ΔT vào chiều cao của bình chứa đối với 500 ml nước 100°C trong bình chứa có diện tích mặt cắt ngang là 4 cm2
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo đoạn thứ ba của phần dẫn, ta có: Sự dẫn nhiệt là quá trình truyền năng lượng có liên quan đến chuyển động. Khi có chuyển động → có động năng.
Chọn D
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nếu bình chứa trong Thử nghiệm 1 có cùng chiều cao với bình chứa trong Thử nghiệm 2, nhưng có diện tích mặt cắt ngang gấp hai lần và hệ thống được nung nóng ở cùng nhiệt độ, thì tỉ số độ chênh lệch nhiệt độ ΔT1 của Thử nghiệm 1 đối với ΔT2 của Thử nghiệm 2 có thể có giá trị là
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào Hình 2 ta thấy: sự phụ thuộc của độ chênh lệch nhiệt độ ΔT vào diện tích mặt cắt ngang là hàm tuyến tính bậc nhất. Mặt khác, ta có: khi diện tích mặt cắt ngang tăng lên thì ΔT tăng lên.
+ Bình chứa trong Thử nghiệm 1 có diện tích mặt cắt ngang lớn hơn bình chứa trong Thử nghiệm 2 nên ΔT1 > ΔT2
+ Khi: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{S = 4\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^2} \to \Delta T = {6^^\circ }{\rm{C}}}\\{S = 8\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^2} \to \Delta T = {{12}^^\circ }{\rm{C}}}\end{array} \to \frac{{\Delta {T_1}}}{{\Delta {T_2}}} = 2.} \right.\)
Chọn C
Câu 3:
Đối với các hệ được mô tả trong đoạn văn, nếu bình chứa là bình kim loại chứ không phải bình cách nhiệt, nhiệt sẽ được truyền từ nước sang bình chứa bằng quá trình truyền nhiệt nào sau đây?
I. Đối lưu.
II. Dẫn điện
III. Sự bức xạ
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn thứ 4 của phần dẫn, ta có: đối lưu chỉ xảy ra trong chất lỏng hoặc chất khí. Vì vậy sẽ không có sự truyền nhiệt qua cơ chế đối lưu từ nước sang các bình chứa bằng kim loại.
Chọn B
Câu 4:
Các dữ kiện trong đoạn văn ủng hộ giả thuyết cho rằng khi ΔT tăng thì giá trị nào sau đây tăng?
Lời giải của GV VietJack
Phần dẫn về cơ chế đối lưu đưa ra mối quan hệ giữa ΔT và chỉ ba biến số: diện tích mặt cắt ngang, chiều dài và nhiệt độ ban đầu.
+ Khả năng cách nhiệt, thể tích chất lỏng và nhiệt độ không khí bên ngoài bình chứa không được nhắc đến có liên quan đến ΔT→ Loại A, B và D
+ Hình 2 cho thấy khi diện tích mặt cắt tăng thì ΔT tăng. Mặt khác, ta có khi bán kính của bình chứa tăng thì diện tích mặt cắt ngang tăng → Chọn C
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Trong các thử nghiệm, để đo nhiệt độ thì cần sử dụng nhiệt kế rượu. |
||
Khi thiết bị làm mát được đặt ở chế độ để làm mát nước đến nhiệt độ ở 10°C thì nhiệt độ của nước thay đổi nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 0 – 100 phút. |
||
Trong các thử nghiệm, nhiệt độ thay đổi chậm lúc đầu và nhanh hơn theo thời gian. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Trong các thử nghiệm, để đo nhiệt độ thì cần sử dụng nhiệt kế rượu. |
X | |
Khi thiết bị làm mát được đặt ở chế độ để làm mát nước đến nhiệt độ ở 10°C thì nhiệt độ của nước thay đổi nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 0 – 100 phút. |
X | |
Trong các thử nghiệm, nhiệt độ thay đổi chậm lúc đầu và nhanh hơn theo thời gian. |
X |
Giải thích
Theo các Hình 1 - 3, ta thấy khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của chất lỏng giảm
Trong đoạn thứ ba của phần dẫn, ta thấy rằng sự thay đổi nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân → (1) sai.
Trong mọi cài đặt nhiệt độ của các thử nghiệm, nhiệt độ thay đổi nhanh nhất lúc đầu và chậm hơn theo thời gian. Theo Hình 2, đối với thử nghiệm làm mát nước mặn ở xuống nhiệt độ 10°C thì từ 0 - 100 phút, nhiệt độ nước mặn giảm từ 50°C xuống khoảng 31°C, thay đổi 19°C → (2) đúng, (3) sai
Câu 6:
Theo Hình 2, khi thiết bị làm lạnh được cài đặt ở chế độ để làm mát nước đến nhiệt 25°C thì tại thời điểm nào sau đây động năng trung bình của các nguyên tử thủy ngân trong nhiệt kế là lớn nhất?
Lời giải của GV VietJack
Động năng trung bình tỉ lệ thuận với nhiệt độ, nói theo cách khác, khi nhiệt độ tăng thì động năng trung bình tăng và ngược lại khi nhiệt độ giảm thì động năng trung bình giảm.
Từ Hình 2, ta thấy\(:{t_{150}} > {t_{350}} > {t_{550}} > {t_{750}}\) nên \({K_{150}} > {K_{350}} > {K_{550}} > {K_{750}}\).
Chọn A
Câu 7:
Để làm giảm sự mất nhiệt ra ngoài môi trường, người ta đã xây dựng bức tường có 4 lớp. Tiết diện ngang của bức tường (hình vẽ) làm bằng gỗ thông trắng có độ dày \({L_a}\) và bằng gạch có độ dày \({L_d}\left( {{L_d} = 2{L_a}} \right)\) ở giữa kẹp hai lớp vật liệu chưa biết với cùng độ dày và hệ số dẫn nhiệt. Hệ số dẫn nhiệt của gỗ thông trắng là \({k_a}\) và của gạch là \({k_d}\left( {{k_d} = 5{k_a}} \right)\). Khi xảy ra trạng thái cân bằng nhiệt thì nhiệt độ ở các mặt tiếp xúc có giá trị lần lượt là . Nhiệt độ mặt tiếp xúc có giá trị là (1) ________∘C.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án “-8”
Giải thích
Do sự truyền nhiệt đã đạt tới trạng thái cân bằng nên ta có tốc độ truyền nhiệt qua gỗ thông Ha phải bằng tốc độ truyền nhiệt qua gạch Hd :
Ta có:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{H_a} = {k_a}A\frac{{{T_1} - {T_2}}}{{{L_a}}}}\\{{H_d} = {k_d}A\frac{{{T_4} - {T_5}}}{{{L_d}}}}\end{array}} \right.\)
\({H_a} = {H_d} \to {T_4} = \frac{{{k_a}.{L_d}}}{{{k_d}.{L_A}}}.\left( {{T_1} - {T_2}} \right) + {T_5} = \frac{{{k_a}.2{L_a}}}{{5{k_a}.{L_a}}}.(25 - 20) + ( - 10) = - {8^^\circ }{\rm{C}}\)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Codon AUG có chức năng mã hóa cho amino acid methionine và là tín hiệu bắt đầu dịch mã.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Câu 2:
Lượng năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian gọi là (1) ________.
Câu 3:
Phần tư duy đọc hiểu
Tại sao vấn đề dân tộc được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu lịch sử?
Câu 4:
Phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 2 là: 2H2 + O2 → 2H2O.
Câu 5:
Theo bài viết, tại sao các nhà nghiên cứu cần điều chỉnh thành phần hóa học của sợi nấm?
Câu 6:
Một gia đình cần khoan một cái giếng để lấy nước. Họ thuê một đội khoan giếng nước. Biết giá của mét khoan đầu tiên là 80 000 đồng, kể từ mét khoan thứ hai giá của mỗi mét khoan tăng thêm 5 000 đồng so với giá của mét khoan trước đó.
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Giá khoan mét thứ tư là 95 000 đồng. |
||
Biết rằng cần phải khoan sâu xuống 15 m mới có nước. Tổng số tiền phải trả cho đội khoan giếng là 1 275 000 đồng. |
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!