Câu hỏi:

13/07/2024 538

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

SELFIE – ẨN CHỨA NHIỀU RỦI RO

[0] Người ta có thể nghĩ gì về việc chụp ảnh selfie, khi trong nhiều năm gần đây, hành động tưởng chừng vô hại này lại gắn liền với cái chết thảm khốc của nhiều người đến vậy.

[1] Ảnh selfie (ảnh tự chụp, hoặc ‘dân dã’ hơn là ảnh tự sướng), có lẽ, là một trong những phương thức nhanh gọn nhất để con người ghi lại tức thời khoảnh khắc tồn tại “có một không hai” của mình giữa sự chảy trôi của thời gian. Không ai còn bàn cãi đến điều đó, nhất là khi vào năm 2013, từ “selfie” đã trở nên đủ phổ biến để được đưa vào phiên bản online của Từ điển Oxford. Chỉ một năm sau khi selfie có mặt trong từ điển, năm 2014 trở thành “năm của selfie” thì có đến 33.000 người bị thương trong khi lái xe hoặc làm những việc khác, theo ước tính của Bộ Giao thông Mỹ.

[2] Có lẽ, nếu con người chỉ bị chấn thương thì việc chụp ảnh selfie vẫn còn được coi là một hành vi rủi ro trong cuộc sống hơn là tự hủy. Tuy nhiên trên thực tế, hành động này đã dẫn đến những bi kịch thực sự. TS. Agam Bansal ở Viện Các ngành Khoa học Y học, Ấn Độ, trong bài báo xuất bản trên tạp chí Journal of Family Medicine and Primary Care đã thử nêu câu hỏi “Selfie: A boon or bane?” (Các bức ảnh selfie: Tốt hay xấu?) để đánh giá về những cái chết liên quan đến selfie khắp toàn cầu. Ông và cộng sự đã phát hiện ra từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2017, 137 vụ tai nạn khi đang chụp ảnh selfie đã dẫn tới 259 cái chết của những người ở độ tuổi trung bình 22,94. Số tai nạn selfie cao nhất xảy ra ở Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pakistan. Tờ NY Post vào năm 2020 đã so sánh “selfie còn nguy hiểm hơn cá mập tấn công” bởi số người chết vì cá mập thấp hơn nhiều. Gần đây nhất, tháng 8/2022, buổi dã ngoại của một gia đình Ấn Độ ở thác Ramdaha, Chhattisgarh đã trở thành một thảm kịch khi sáu người chết đuối vì cứu một thiếu nữ 14 tuổi trượt chân trong khi selfie.

[3] Dẫu không quá đen tối như những gì diễn ra ở nhiều nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam đã tồn tại tai nạn vì selfie. Tháng 7/2016, hai công nhân làm việc tại một khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên khi đi trên đường dân sinh cắt qua đường sắt ở thị trấn Như Quỳnh đã dừng lại selfie trên đường ray bằng điện thoại mà không để ý là đoàn tàu đã tới quá gần. Cái chết ở độ tuổi ngoài đôi mươi của họ, không chỉ thêm vào danh sách những trường hợp gặp nạn vì selfie mà còn cho thấy sự vô lý của rủi ro chực chờ trong hành vi này.

[4] Nhưng tại sao, giữa vô vàn các tình huống đột sinh trong cuộc sống, con người lại chủ động đặt thêm mình vào rủi ro, trong nhiều trường hợp là toàn bộ cuộc đời mình, với một cú chạm trên điện thoại để mong có một bức ảnh hoàn hảo?

Phác họa chân dung của chính… selfie

[5] Nếu đặt câu hỏi “Bạn mong đợi gì ở selfie?” thì ắt hẳn nhiều người sẽ cho là không khó trả lời. Ai mà chẳng thấy sức quyến rũ của việc hiển thị chính mình và bạn bè, người thân… trong sự hấp dẫn của cảnh quan, của thời khắc “một đi không trở lại”, hoặc đơn giản vì cảm thấy vui sướng và hạnh phúc. Có lẽ rồi ai cũng trả lời như vậy khi được hỏi. Tuy nhiên, đằng sau cú chạm nhẹ trên điện thoại còn ẩn chứa nhiều điều hơn chúng ta cảm nhận.

[6] Để đi tìm nguyên nhân sâu xa đằng sau hành vi chụp ảnh selfie, chúng ta hãy thử vẽ chân dung phổ biến của những người thích chụp ảnh selfie. Các nhà nghiên cứu quốc tế đã “khoanh vùng” được những đặc điểm của họ: những người ở độ tuổi 20 – 30 (theo một khảo sát ở Mỹ chỉ 30% thế hệ trước năm 1945 biết selfie là gì); phụ nữ (ở độ tuổi 16 – 27) selfie nhiều hơn nam giới và trung bình 16 phút cho mỗi lần chụp, ba lần một ngày và năm giờ mỗi tuần, 10% lưu trong máy tính và điện thoại ít nhất 150 bức chụp từ phòng tắm, ô tô đến bàn làm việc…; số nam giới chịu đựng rủi ro so selfie lớn hơn nữ (61% dám chấp nhận chụp ảnh trên vách đá, mặc dù 11% đã từng bị thương ở tình thế tương tự, trong một khảo sát ở Mỹ); phần lớn là người cởi mở và tự tin vào tương lai (trong đó có thu nhập); 55% chia sẻ ảnh trên mạng xã hội từ điện thoại thông minh…

[7] Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi selfie của con người nhưng có một khảo sát quy mô nhỏ về xu hướng selfie ở phụ nữ do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện vào tháng 1/2017 với 300 người độ tuổi 16 – 34. Những thông số rút ra cho thấy, phụ nữ Việt Nam chia sẻ niềm vui tương tự với những người cùng giới quốc tế: chủ yếu ở nhóm 16-22 tuổi; 30% chụp hơn 16 bức mỗi tuần; 90% chụp bằng điện thoại thông minh; chủ yếu sử dụng phần mềm Camera 360; 76% đăng ảnh lên mạng xã hội, trên Facebook, Zalo, Instagram.

[8] Vậy điều gì thôi thúc những người này, đặc biệt là phụ nữ, thực hiện hành vi selfie? Chắc hẳn phải có sự quyến rũ nào đó hơn cả một hành vi đóng băng khoảnh khắc? Giáo sư tâm lý truyền thông Pamela Rutledge, Tổng Biên tập tạp chí Media Psychology Review, tin selfie là hành vi ‘tự tôn’ của những người bình thường trong xã hội. Mỗi bức ảnh là một khía cạnh về bản sắc cá nhân, của cái tôi nhỏ bé, khác với những bức ảnh thông thường mà chúng ta vẫn chụp. Nó nói cho chúng ta nhiều điều về sự tức thời, tính vô nghĩa và cả sự vô thường của thời gian, bên cạnh việc là một trải nghiệm, một cơ hội để người chụp bộc lộ bản thân, đặc biệt với phụ nữ và người yếu thế trong xã hội. TS. Katrin Tiidenberg, Đại học Aarhus (Đan Mạch) – tác giả cuốn Selfies, why we love (and hate) them (Selfie, tại sao chúng ta yêu, và ghét, chúng) – cho rằng trước đây, quyền biểu lộ bản thân trước cộng đồng và xã hội, phần lớn thuộc về đàn ông và người có địa vị. Giờ đây, chiếc máy ảnh hoặc điện thoại thông minh trao quyền để họ tự do thể hiện chính mình trong một trạng thái cảm xúc mà mình mong muốn bộc lộ. Và họ đặt câu hỏi: vậy tại sao chúng ta, những người vô danh, lại không thể làm điều mà những người nổi tiếng như cựu Tổng thống Obama hay ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian vẫn làm?

[9] Ở khía cạnh độ tuổi của số đông người thích selfie, các nhà nghiên cứu cho rằng, những người độ tuổi ngoài 20 và tuổi teen đang ở giai đoạn xây dựng bản sắc cá nhân và các bức ảnh này đem lại cho họ một sự nhận diện mới, một dấu ấn nào đó trong xã hội. Đơn giản, đó là hành trình tự khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Đi sâu hơn về động cơ chụp hình sống ảo của giới trẻ, theo nhà tâm lý học Andrea Letamendi (Đại học California tại Los Angeles) là việc cho phép những người trẻ biểu đạt các trạng thái tâm lý và chia sẻ những trải nghiệm quan trọng đối với họ. Selfie thậm chí còn thúc đẩy lòng tự tin bằng việc cho người khác thấy (người khác ở đây chủ yếu là bạn bè đồng lứa) thấy cái “hay ho”, độc đáo mà chỉ riêng họ có và cách họ tương tác với môi trường xung quanh khác biệt như thế nào.

[10] TS. Tiidenberg chia sẻ trên trang ScienceNordic, selfie là phương thức giao tiếp nối mạng trên nhiều nền tảng công nghệ, tương tự như những việc khác mà chúng ta vẫn làm trên mạng xã hội, một cách trải nghiệm, thể hiện bản thân cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong thời đại số.

[11] Nhưng có phải selfie chỉ là sản phẩm của thời đại số?

Selfie và tranh tự họa

[12] Nếu nhìn vào xu hướng selfie hiện nay, người ta có thể đi đến kết luận đây là một hiện tượng văn hóa đại chúng của thế kỷ 21, liên quan trực tiếp đến sự phát triển và chiếm ưu thế của điện thoại thông minh tích hợp camera. Nhưng bằng việc truy dấu selfie như một phương thức thực hành của cái tôi cá nhân, GS. Claus-Christian Carbon, Viện Tâm lý học của ĐH Bamberg, Đức, đã kết nối selfie đương đại vào sự phát triển của văn hóa qua năm thế kỷ, từ bức tự họa nổi tiếng “Self-Portrait at 28” của danh họa Dürer đến những phòng trưng bày trên Instagram, Facebook… ngày nay.

[13] Thoạt nhìn không có điểm chung giữa ảnh selfie và tranh tự họa của các họa sĩ trong lịch sử, chúng khác biệt về phương tiện, cách thức thực hành, nguyên liệu… Một bức chân dung tự họa đòi hỏi họa sĩ mất hàng tháng, thậm chí hằng năm còn ảnh selfie thì chỉ trong chớp mắt. Tuy nhiên, GS. Claus-Christian Carbon cho rằng về cơ bản, hai hình thức thể hiện bản sắc cá nhân này đều dựa trên ý tưởng hoặc mong muốn ghi lại một lát cắt đầy biến động nhưng quan trọng trong cuộc sống của mình và trưng bày cái tôi của mình. Do đó, thoạt thì tưởng báng bổ khi so sánh Dürer, Jan van Eyck, Rembant, van Gogh… với những người hay selfie hiện nay nhưng trong chừng mực nào đó thì họ giống nhau ở khoảnh khắc cùng vĩnh cửu hóa cái tôi.

[14] Các bức tự họa, bất chấp trường hợp trước hết do sự thúc bách của tiền bạc, không đủ tiền thuê người mẫu trong khi mặt mình là miễn phí như van Gogh, đều có giá trị cốt lõi là chuyển tải những khát khao thầm kín về bản thân. Việc tạo dựng một bức chân dung của mình là gì nếu không phải để thể hiện bản thân? Một đặc điểm cá nhân, một trạng thái cảm xúc hay nhận thức mới… đều được các họa sĩ bí mật gửi gắm. Mặc dù không xuất hiện trên đời một cách ngẫu nhiên và vô số như ảnh selfie nhưng chân dung tự họa cũng là một cách thể hiện bản chất xã hội của con người nói chung và mong muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của riêng người sáng tạo: một mặt muốn mô tả hết sức cụ thể chính mình, mặt khác lại kích hoạt trí tưởng tượng của người xem, thôi thúc họ chạm vào suy tư và đồng cảm với mình.

[15] Nhưng có người lập luận, dù cùng miêu tả cái tôi nhưng selfie, có lẽ, chỉ thuộc về thời đại công nghệ. Nếu vậy thì họ không biết rằng sự xuất hiện của các bức tự họa gần gũi với quá trình những phát minh và tiên tiến công nghệ xuất hiện ví dụ như kỹ thuật làm ra những tấm gương chất lượng cao đầu tiên – những tấm gương phủ lớp áo thủy tinh và hỗn hống thủy ngân – thiếc (tin-mercury amalgam) ở Đức trong giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng. GS. Claus-Christian Carbon cho rằng, đột phá này đem đến một thị trường rộng lớn hơn là việc thiết lập một trung tâm sản xuất gương hỗn hống thủy ngân thiếc ở Venice vào khoảng năm 1507, song song với quá trình bắt đầu hình thành rõ nét cái tôi trong đời sống văn hóa phương Tây. Một thiết bị phản chiếu tinh vi như gương đã đem lại một hình ảnh rõ ràng và ít bị biến dạng trước đây đã góp phần thúc đẩy các bức tự họa. Và thay vì treo tranh lên các trang mạng xã hội như hiện nay, các họa sĩ kín đáo hơn, treo trong xưởng họa hoặc trong một số triển lãm cá nhân.

[16] Sự bắt rễ từ lịch sử này khiến chúng ta thấy hoang mang và tự hỏi: vậy selfie là tốt hay xấu?

Mặt trái của selfie

[17] Có nhiều bàn cãi xung quanh hiện tượng này. Nhiều người cho rằng, những người quá đắm chìm vào thế giới ảo và selfie thường liên quan đến tính ái kỷ (Narcissism) nhưng cũng có người cho rằng không hẳn như vậy, đó chỉ là cách thức con người kết nối xã hội, ghi nhận sự kiện trong đời theo một cách khác trước đây, vì thế hành động selfie rộng hơn cả tính ái kỷ. Mặt khác, sống trong một xã hội mà tất cả những hình ảnh đều là những phần không thể thiếu về cách người ta giao tiếp, người ta dễ dàng chấp nhận selfie và chờ đợi người khác chia sẻ ảnh selfie hơn.

[18] Nói gì thì nói, mặt trái của selfie không thể chối cãi. Trên phần bình luận của NY Post, có người còn bình luận đó là một đại dịch khác. Ngoài ý nghĩa tích cực, việc đưa các bức ảnh “sống ảo”, “tự sướng” trên mạng xã hội khiến con người dễ bị tổn thương hơn bởi những lời bình luận ác ý về hình thức, con người cũng dễ hoang mang và trở nên thiếu tự tin hơn. Một nghiên cứu thực hiện ở châu Âu cho thấy, thời gian dành cho việc xem ảnh selfie trên mạng xã hội có liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh cơ thể ở các cô gái. Đó là một hệ quả xấu khác của selfie, bên cạnh sự rủi ro tính mạng mà chúng ta đã thấy. Theo nghĩa này, càng đắm chìm vào ảnh selfie trên mạng xã hội thì người ta càng dễ có những suy nghĩ tiêu cực hơn.

[19] Cội nguồn của việc lập các trang mạng xã hội là để người ta có thể kết nối nhiều hơn, bất chấp khoảng cách. Tuy nhiên trớ trêu thay, mạng xã hội là một môi trường gợi ý con người nghĩ về bản thân nhiều hơn, dẫn dụ con người chia sẻ những gì họ làm thường nhật. Do đó, con người càng tham gia mạng xã hội, càng có xu hướng chia sẻ ảnh selfie. Sự so sánh bản thân với người khác và khao khát có những bức ảnh đẹp hơn, thể hiện cái tôi độc đáo hơn đã đưa họ đến với những bức ảnh ở tư thế nguy hiểm hơn, rủi ro hơn.

[20] Sự rủi ro liên quan đến selfie, giờ đây được hiển thị bằng việc chính quyền nhiều nơi đã phải đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ dẫn đến tai nạn. Một số bảo tàng và phòng tranh, lo ngại về sức phá hoại của gậy selfie đã cấm không cho phép khách thưởng lãm được mang nó vào trong các gian trưng bày.

[21] Vậy có cách nào để con người bớt “sống ảo”, bớt selfie? Về bản chất, con người là một sinh vật xã hội, sinh vật cần giao tiếp và trao đổi như cách thức giúp con người tồn tại hàng nghìn năm. Một cách vô thức, con người bị thu hút bởi những khuôn mặt và muốn thu hút những người khác. Có một hiệu ứng diễn tả vấn đề này, đó là hiệu ứng Mona Lisa liên quan đến ấn tượng mà đôi mắt của người được vẽ chân dung dường như theo sát những người xem như khi họ đi qua phía trước bức tranh. Năm 2019, GS. Gernot Horstmann ở Trung tâm xuất sắc Công nghệ tương tác nhận thức, ĐH Bielefeld, Đức, đã thực hiện một nghiên cứu về hiệu ứng Mona Lisa và phát hiện ra đôi mắt nàng thực ra không dõi theo những người say mê ngắm mình mà nhìn sang bên phải. Ông cho rằng, ý nghĩ về bức họa nổi tiếng bậc nhất thế giới đang ngắm nhìn mình chỉ là một phần của bản chất tự nhiên của con người, bởi “nó diễn tả khao khát mãnh liệt được nhìn ngắm và trở thành trung tâm chú ý của ai đó, có liên quan đến ai đó, ngay cả khi bạn không rõ người đó là ai”.

[22] Không gian internet đơn giản phản ánh đúng tính chất đó của con người. Các nghiên cứu đo lường mức độ tương tác trên internet cho thấy, các bài chứa hình ảnh nhận được nhiều tương tác hơn các bài đăng chỉ thuần túy chữ viết, trong đó bài có ảnh selfie còn thu hút nhiều sự chú ý hơn, nhiều lượt thích hơn. Tài liệu trong Chương trình đào tạo chuyển đổi số báo chí Việt Nam năm 2022 do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) mới đây cũng lưu ý đến đặc tính này.

(Đăng trên tạp chí Tia sáng ngày 26/11/2022)

Phần tư duy đọc hiểu

Hãy tìm một cụm từ không quá hai tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận định sau: 

Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) __________ và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án

Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) toàn cầu và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.

Giải thích

HS đọc đoạn [2], xác định cuộc khảo sát được thực hiện bởi TS. Agam Bansal - “đánh giá về những cái chết liên quan đến selfie khắp toàn cầu”, “Số tai nạn selfie cao nhất xảy ra ở Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pakistan”. Như vậy, từ cần điền trong câu này là “toàn cầu”. 

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tại Việt Nam, minh chứng về tai nạn do selfie là sự việc xảy ra trong khu công nghiệp tại Hưng Yên vào năm 2016. Đúng hay sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc kĩ thông tin được cung cấp trong đoạn [3] của văn bản: “Tháng 7/2016, hai công nhân làm việc tại một khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên khi đi trên đường dân sinh cắt qua đường sắt ở thị trấn Như Quỳnh đã dừng lại selfie trên đường ray bằng điện thoại mà không để ý là đoàn tàu đã tới quá gần.”. Sự việc xảy ra khi 2 người này đang đi trên đường dân sinh và chụp ảnh trên đường ray trong khi đoàn tàu đang tới gần, không phải là sự việc xảy ra trong khu công nghiệp. Mệnh đề trên là “Sai”.

 Chọn B

Câu 3:

Từ “đột sinh” trong đoạn [4] có nghĩa là gì? 

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xét từ trong ngữ cảnh được sử dụng: “Nhưng tại sao, giữa vô vàn các tình huống đột sinh trong cuộc sống, con người lại chủ động đặt thêm mình vào rủi ro, trong nhiều trường hợp là toàn bộ cuộc đời mình, với một cú chạm trên điện thoại để mong có một bức ảnh hoàn hảo?”. Nhận thấy quan hệ từ “nhưng” đánh dấu sự đối lập trong nội dung giữa các vế của câu, “các tình huống đột sinh” được đặt trong đối lập với “con người chủ động”. Như vậy, cụm từ “phát sinh đột ngột” phù hợp để làm rõ những tình huống mà con người bị động trong việc tiếp nhận, trái ngược với chủ động lựa chọn hành động selfie dù biết trước rủi ro. Từ khóa đúng là A. 

 Chọn A

Câu 4:

Từ đoạn [5], dòng nào dưới đây nhận xét đúng về việc nghiên cứu về hành vi chụp ảnh selfie?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và phân tích nội dung được cung cấp trong đoạn [5]. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn: “Để đi tìm nguyên nhân sâu xa đằng sau hành vi chụp ảnh selfie, chúng ta hãy thử vẽ chân dung phổ biến của những người thích chụp ảnh selfie.”, từ “chân dung phổ biến” được làm rõ ở câu sau đó: “Các nhà nghiên cứu quốc tế đã “khoanh vùng” được những đặc điểm của họ”. Như vậy, Từ khóa đúng là C. 

 Chọn C

Câu 5:

Nghiên cứu về hành vi selfie tại Việt Nam không nhiều và đa số nghiên cứu khảo sát đối tượng là nữ giới. Đúng hay Sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xác định mệnh đề được đưa ra có 2 thông tin về nghiên cứu hành vi selfie tại Việt Nam: Một là số lượng không nhiều và hai là tập trung ở nữ giới. Đọc đoạn [6], thông tin cần sử dụng nằm ở đầu đoạn: “Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi selfie của con người nhưng có một khảo sát quy mô nhỏ về xu hướng selfie ở phụ nữ do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện vào tháng 1/2017 với 300 người độ tuổi 16 – 34.”, theo đó, thông tin về đối tượng khảo sát là nữ giới trong các nghiên cứu ở mệnh đề không tương ứng với thông tin trong bài “có một khảo sát quy mô nhỏ về xu hướng selfie ở phụ nữ” nên mệnh đề “Sai”.

 Chọn B

Câu 6:

Theo đoạn [8] và [9], lý do dẫn đến sự hấp dẫn của selfie là gì? 

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc đoạn [8] và [9] trong bài, xác định các thông tin trong văn bản: “selfie là hành vi “tự tôn” của những người bình thường trong xã hội. Mỗi bức ảnh là một khía cạnh về bản sắc cá nhân…”, “Giờ đây, chiếc máy ảnh hoặc điện thoại thông minh trao quyền để họ tự do thể hiện chính mình trong một trạng thái cảm xúc mà mình mong muốn bộc lộ”, “những người độ tuổi ngoài 20 và tuổi teen đang ở giai đoạn xây dựng bản sắc cá nhân và cac bức ảnh này đem lại cho họ một sự nhận diện mới, một dấu ấn nào đó trong xã hội”.... Dáp án D là Từ khóa chính xác.

 Chọn D

Câu 7:

Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí:

văn hóa đại chúng, bản chất xã hội, bản sắc cá nhân, công nghệ

Người ta cho rằng selfie là một hiện tượng liên quan chặt chẽ với sự phát triển của _______ nhưng qua việc liên kết với sự phát triển của văn hóa, GS Claus-Christian Carbon cho rằng, hành vi này và việc vẽ tranh tự họa đều là hình thức thể hiện _______ và cho thấy _______ của con người. 

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Người ta cho rằng selfie là một hiện tượng liên quan chặt chẽ với sự phát triển của công nghệ nhưng qua việc liên kết với sự phát triển của văn hóa, GS Claus-Christian Carbon cho rằng, hành vi này và việc vẽ tranh tự họa đều là hình thức thể hiện bản sắc cá nhân và cho thấy bản chất xã hội của con người. 

Giải thích

Căn cứ vào nội dung của đoạn văn số [13] và [14], lần lượt xác định vị trí thả của các từ trong danh sách. Sau đây là một số dẫn chứng cần thiết: “Nếu nhìn vào xu hướng selfie hiện nay, người ta có thể đi đến kết luận đây là một hiện tượng văn hóa đại chúng của thế kỷ 21, liên quan trực tiếp đến sự phát triển và chiếm ưu thế của điện thoại thông minh tích hợp camera”, “ Tuy nhiên, GS. Claus-Christian Carbon cho rằng về cơ bản, hai hình thức thể hiện bản sắc cá nhân này đều dựa trên ý tưởng hoặc mong muốn ghi lại một lát cắt đầy biến động nhưng quan trọng trong cuộc sống của mình và trưng bày cái tôi của mình”, “chân dung tự họa cũng là một cách thể hiện bản chất xã hội của con người nói chung”. Các từ tương ứng với vị trí thả từ 1 đến 3 lần lượt là: “công nghệ”, “bản sắc cá nhân”, “bản chất xã hội”. 

Câu 8:

Theo đoạn [15], trong quá khứ, điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của các bức tự họa tại phương Tây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc đoạn [15], xác định thông tin liên quan đến câu hỏi: “Nếu vậy thì họ không biết rằng sự xuất hiện của các bức tự họa gần gũi với quá trình những phát minh và tiên tiến công nghệ xuất hiện ví dụ như kỹ thuật làm ra những tấm gương chất lượng cao đầu tiên..”. Từ khóa đúng là A. Việc sản xuất gương chỉ là một ví dụ của sự tiên tiến trong công nghệ - điều thúc đẩy các bức tự họa nên loại Từ khóa B. Từ khóa C và D không tương ứng với nội dung trong đoạn.

 Chọn A

Câu 9:

Mối liên hệ giữa hiện tượng selfie và một trạng thái tâm lý bất thường vẫn chưa được kết luận cụ thể. Đúng hay sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo đoạn [7], “một trạng thái tâm lý bất thường” ở đây chỉ “tính ái kỷ (Narcissism)” trong câu: “Nhiều người cho rằng, những người quá đắm chìm vào thế giới ảo và selfie thường liên quan đến tính ái kỷ (Narcissism) nhưng cũng có người cho rằng không hẳn như vậy…”, mối liên hệ này được đánh giá trong câu đầu tiên của đoạn: “Có nhiều bàn cãi xung quanh hiện tượng này.”. Như vậy, mệnh đề được đưa ra trong đề bài “Đúng”.

 Chọn A

Câu 10:

Dòng nào dưới đây KHÔNG nêu mặt trái của selfie? 

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc phần “Mặt trái của selfie”, trong đoạn [18] và [19] của bài viết, các mặt trái của selfie đã được đề cập: “việc đưa các bức ảnh “sống ảo”, “tự sướng” trên mạng xã hội khiến con người dễ bị tổn thương hơn bởi những lời bình luận ác ý về hình thức”, “selfie trên mạng xã hội có liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh cơ thể ở các cô gái. Đó là một hệ quả xấu khác của selfie, bên cạnh sự rủi ro tính mạng mà chúng ta đã thấy.”. Việc gợi ý con người suy nghĩ về bản thân nhiều hơn là do môi trường của mạng xã hội (thông tin trong đoạn [19]) nên Từ khóa đúng là D.

 Chọn D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đâu KHÔNG phải là hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông? 

Xem đáp án » 05/07/2024 454

Câu 2:

Đột biến chuyển đoạn NST là 

Xem đáp án » 07/07/2024 389

Câu 3:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê

Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ

Xem đáp án » 07/07/2024 332

Câu 4:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Một sinh viên dự đoán rằng khi nickel hydroxide monohydrate rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc thông thường, CNF trong thời gian phản ứng 3 ngày sẽ lớn hơn so với thời gian phản ứng 10 phút.

Xem đáp án » 07/07/2024 320

Câu 5:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Nếu Thí nghiệm 3 được lặp lại ở 80°C, độ dẫn điện của các dung dịch đều tăng, ngoại trừ hydrogen chloride giảm; nước tinh khiết và sucrose không thay đổi (do nước tinh khiết và sucrose không dẫn điện).

Xem đáp án » 07/07/2024 312

Câu 6:

Sao Diêm Vương được phát hiện vào 

Xem đáp án » 07/07/2024 312

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn