Câu hỏi:
13/07/2024 143Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh lựa chọn và giới thiệu theo một số gợi ý sau:
- Tên, địa chỉ (thuộc tỉnh nào).
- Sản phẩm du lịch đặc trưng tại địa điểm đó.
- Các hoạt động thường được tổ chức tại địa điểm đó (nếu có).
- Giá trị địa điểm du lịch đó mang lại (giá trị lịch sử, giá trị kinh tế...).
(*) Ví dụ:
Sa Pa - Lào Cai: Nơi giao thoa của văn hóa và thiên nhiên hùng vĩ. Sa Pa là thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển, được mệnh danh là "nàng thơ" của miền núi phía Bắc. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm và văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Sapa có đa dạng các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái - Khám phá những bản làng dân tộc, trekking qua những cung đường núi hoang sơ, chinh phục đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương", đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của ruộng bậc thang, thác nước, mây mù; Du lịch văn hóa - Tìm hiểu văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số như H'Mông, Dzao, Tày, … qua trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán, … Một số điểm tham quan thú vị cho du khách khám phá nét đẹp văn hóa của Sapa như Bản Cát Cát, Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Cổng Trời,... Về ẩm thực, ta sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của Sa Pa như lẩu cá hồi, thắng cố, cơm lam, thịt nướng,... Ngoài ra, còn có dịch vụ spa, tắm lá thuốc của người Dao đỏ, thư giãn trong những bản nhạc du dương của các dân tộc thiểu số. Đến với Sapa, du khách có thể bắt gặp các hoạt động thường được tổ chức như: Lễ hội Gầu Tào (tháng 3 âm lịch), Lễ hội Hoa Tam Giác Mạch (tháng 9), Chợ phiên Bắc Hà (Chủ nhật hàng tuần), Chợ phiên Sa Pa (Thứ 7 hàng tuần), … Việc phát triển du lịch đã mang lại rất nhiều giá trị về cả kinh tế lẫn nhân văn cho nơi đây. Phát triển du lịch Sa Pa giúp lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm cho người dân và nâng cao đời sống của họ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp, trong đó có cây chè của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2010 và năm 2021.
b) Tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở vùng này.
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ?
A. Giáp Trung Quốc và Lào.
B. Giáp vịnh Bắc Bộ.
C. Đường biên giới dài với Trung Quốc, Lào; có nhiều cửa khẩu quốc tế.
D. Giáp Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Câu 3:
Thế mạnh phát triển du lịch nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Địa hình bằng phẳng, dễ đi lại.
B. Cơ sở hạ tầng tốt.
C. Nhiều hang động, thác, ghềnh, vườn quốc gia.
D. Nhiều bãi biển, nhiều đảo và quần đảo.
Câu 4:
Phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay bao gồm
A. 14 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương.
B. 12 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương.
C. 15 tỉnh và 0 thành phố trực thuộc Trung ương.
D. 14 tỉnh và 0 thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu 5:
Thế mạnh phát triển nông nghiệp nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đất ba-dan tập trung thành vùng; đất đồng cỏ; không có mùa đông lạnh.
B. Đất phù sa, đất đồng cỏ với diện tích lớn, mùa đông đỡ lạnh hơn.
C. Đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn; nhiệt độ trung bình rất thấp, dưới 10 °C.
D. Đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn; đất đồng cỏ nhiều; có mùa đông lạnh.
Câu 6:
Thế mạnh phát triển công nghiệp nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Nhiều gỗ, dược liệu, đá quý.
B. Nhiều than, nguyên liệu từ nông nghiệp.
C. Khoáng sản đa dạng, trữ năng thuỷ điện lớn.
D. Nhiều than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
về câu hỏi!