Câu hỏi:
13/07/2024 250Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo các gợi ý sau:
- Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính.
- Thế mạnh về tự nhiên.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội.
- Thực trạng phát triển kinh tế.
- Hướng phát triển.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trải dài trên diện tích gần 28 nghìn km² (8,5% diện tích tự nhiên cả nước) với số dân 6,55 triệu người, năm 2020 (7 % số dân cả nước) bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các ngành thế mạnh của vùng gồm: du lịch; giao thông vận tải biển; công nghiệp cơ khí ô tô; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phầm; công nghiệp sản xuất đồ uống; công nghiệp dệt, may và giày, dép; khai thác thủy sản; …
Định hướng phát triển: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp là 3 lĩnh vực: du lịch, khai thác biển, khai thác rừng. Mở rộng thêm các ngành mới như lọc dầu, công nghiệp chế biến để thu hút nguồn lao động. Tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuât, lắp ráp ô tô; công nghiệp hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển. Giải quyết những khó khăn còn tồn đọng về cơ sở vật chất hạ tầng và lực lượng lao động bằng cách đầu tư, cải tiến cơ sở vật chất đặc biệt là đường giao thông. Là một vùng thường xuyên phải đối mặt với những thiên tai tự nhiên, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặc biệt chú ý trong công tác phòng, chống thiên tai.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu đồ nào sau đây thể hiện rõ nhất cơ cấu GRDP của Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010 và năm 2021?
A. Miền.
B. Cột.
C. Tròn.
D. Đường.
Câu 2:
Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ
A. đều ở quy mô trung bình.
B. không có quy mô lớn.
C. đều có quy mô nhỏ.
D. đều có quy mô rất lớn.
Câu 3:
Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Vị trí trung chuyển giữa nước ta và nước bạn Lào.
B. Nằm ở ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
C. Vị trí trung gian giữa Tây Nguyên và biển, vị trí trung chuyển bắc - nam.
D. Cầu nối của tất cả các vùng ở nước ta.
Câu 4:
Các tỉnh, thành phố của Duyên hải Nam Trung Bộ đều có thế mạnh về
A. khai thác thuỷ điện.
B. kinh tế biển.
C. khai thác khoáng sản.
D. khai thác dầu mỏ.
Câu 5:
Thế mạnh để phát triển công nghiệp nào sau đây đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tiềm năng lớn về năng lượng gió, mặt trời.
B. Trữ năng thuỷ điện rất lớn.
C. Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn.
D. Trữ lượng than lớn nhất nước ta.
Câu 6:
Đặc điểm nào sau đây đúng với phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Có diện tích lớn nhất nước ta.
B. Có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
C. Có nhiều tỉnh, thành phố nhất nước ta.
D. Bao gồm 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 8 tỉnh.
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 6 có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!