Câu hỏi:

12/07/2024 23,395

Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân (Hình 3.1). Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là 1,0 cm. Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 500,68 g. Khi có dòng điện cuờng độ 0,34 A chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 500,12 g. Lấy \(g = 9,80\;{\rm{m}}/{{\rm{s}}^2}.\) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Đúng. Số chỉ của cân giảm, chứng tỏ đã có một lực tác dụng vào cân theo chiều hướng lên.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn dây và có chiều hướng lên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

b) Sai. Do lực tác dụng vào cân hướng lên nên theo định luật thứ ba của Newton, lực tác dụng lên đoạn dây hướng xuống.

Câu 3:

c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Sai. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều dòng điện trong dây dẫn hướng từ phải sang trái.

Câu 4:

d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là 0,16 T.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Đúng. Vì dòng điện vuông góc với từ trường nên, theo công thức (3.1), độ lớn càm ứng từ giữa các cực nam châm là \(B = \frac{F}{{Il}} = \frac{{mg}}{{Il}}\)

Thay số: \(m = 500,68\;{\rm{g}} - 500,12\;{\rm{g}} = 0,56\;{\rm{g}} = 0,56 \cdot {10^{ - 3}}\;{\rm{kg}}\);

\(g = 9,80\;{\rm{m}}/{{\rm{s}}^2};I = 0,34\;{\rm{A}};l = 0,10\;{\rm{m}}\)

ta được: \(B = 0,16\;{\rm{T}}.\)

Hah Haha

Hah Haha

Ông nào giải bài này ý D sai rồi kìa

Quang Lâm Ngô

Quang Lâm Ngô

1cm= ?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Giải

a) Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là: \({F_{{\rm{tu }}}} = BIl\sin \theta .\)

Thay các giá trị đã cho: B=0,500.104 T;I=20,0 A;l=20,0 m;θ=90,0°, ta được: \({F_{{\rm{tu }}}} = 0,02\;{\rm{N}}.\)

Dòng điện và cảm ứng từ đều ở trong mặt phẳng nằm ngang nên lực từ hướng thẳng đứng. Theo quy tắc bàn tay trái, lực từ có chiều từ trên xuống dưới.

b) Lực hấp dẫn có độ lớn là: \({F_{{\rm{hd}}}} = mg = \rho Sl.\)

Thay các giá trị đã cho: \(\rho = 8,{90.10^3}\;{\rm{kg}}/{{\rm{m}}^3};{\rm{S}} = 2,{50.10^{ - 6}}\;{{\rm{m}}^2};l = 20,0\;{\rm{m}}\), ta được: \({F_{{\rm{hd}}}} = 4,36\;{\rm{N}}.\)

Phép tính này chứng tỏ rằng trong điều kiện bình thường, lực hấp dẫn tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện lớn hơn rất nhiều so với lực từ do từ trường Trái Đất gây ra.

Đáp án

a) \({F_{{\rm{tu}}}} = 0,02\;{\rm{N}}\), hướng thẳng đứng từ trên xuống.

b) \({F_{{\rm{hd}}}} = 4,36\;{\rm{N}}.\)

Lời giải

Giải

a) Theo đề bài, diện tích vòng dây không đổi, từ thông biến thiên là do cảm ứng từ biến thiên. Sử dụng công thức (3.4), độ lớn của suất điện động cảm ứng là

\({e_{\rm{C}}} = \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} = S\frac{{\Delta B}}{{\Delta t}}\)

Thay các giá trị đã cho: \(S = 0,015\;{{\rm{m}}^2};\frac{{\Delta B}}{{\Delta t}} = 0,020\;{\rm{T}}/{\rm{s}}\), ta được \({e_{\rm{C}}} = 0,32{\rm{mV}}.\)

b) Cường độ của dòng điện cảm ứng là \({I_{\rm{C}}} = \frac{{{e_{\rm{C}}}}}{R}.\)

Thay các giá trị đã cho: \({e_{\rm{C}}} = 0,32{\rm{mV}};R = 5,0\Omega \), ta được \({I_{\rm{C}}} = 0,064\;{\rm{mA}}.\)

Đáp án: a) \({e_{\rm{C}}} = 0,32{\rm{mV}}\); b) \({I_{\rm{C}}} = 0,064\;{\rm{mA}}.\)

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP