Câu hỏi:
20/07/2024 156Nếu chứa cation Cu2+ với nồng độ đáng kể thì nước có thể có màu gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nếu chứa cation Cu2+ với nồng độ đáng kể thì nước có thể có màu xanh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loại phèn sắt – ammonium có công thức là (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O. Phèn này được dùng để xử lí nước tương tự như phèn nhôm – kali.
a) Viết phương trình thuỷ phân phèn sắt – ammonium.
b) Dùng phèn sắt hay phèn nhôm sẽ ít ảnh hưởng đến màu sắc của nước hơn? Vì sao?
Câu 2:
Viết các phương trình hoá học của quá trình thuỷ phân diễn ra khi cho phèn nhôm – ammonium vào nước.
Câu 3:
Khả năng hấp phụ của than hoạt tính sẽ giảm sau thời gian sử dụng để hấp phụ các chất trong nước. Hãy tìm hiểu một số cách giúp khôi phục một phần khả năng hấp phụ của than hoạt tính để tái sử dụng.
Câu 4:
Thí nghiệm 1. Làm giảm độ đục của nước
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Phèn nhôm – kali, nước sông hoặc nước giếng bị đục.
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh thể tích 100 mL, giấy đo pH, ống hút nhỏ giọt, đũa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Hoà tan khoảng 50 – 60 mg phèn nhôm – kali trong 1 L nước sạch.
- Cho khoảng 60 – 70 mL nước sông hoặc nước giếng bị đục vào một cốc thuỷ tinh.
- Xác định pH của nước trong cốc bằng giấy đo pH.
- Nhỏ khoảng 10 giọt dung dịch phèn nhôm – kali vào cốc. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều dung dịch trong cốc. Sau khoảng 2 phút thì dừng khuấy và để yên trong khoảng 2 phút. Kiểm tra lại pH của dung dịch trong cốc này bằng giấy đo pH.
Yêu cầu: Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Câu 5:
Trong nuôi thuỷ, hải sản, người ta có thể dùng phèn chua để làm giảm độ đục của nước do sinh vật phù du, thức ăn thừa, chất thải từ vật nuôi, … gây ra.
Sau khi dùng phèn chua, nếu pH của nước giảm xuống thấp hơn quy định, người ta có thể cho nước vôi trong hoặc dung dịch soda vào nước. Giải thích nguyên nhân của cách xử lí trên.
Câu 6:
Thí nghiệm 2. Làm giảm màu sắc của nước
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Cốc chứa nước sông hoặc nước giếng có màu.
- Vật liệu: Bông, sỏi, cát, than hoạt tính mịn (hoặc than gỗ).
- Dụng cụ: Xy-lanh 25 mL, cốc thuỷ tinh nhỏ, giá sắt.
Tiến hành:
- Tạo cột lọc: Cho lần lượt từng lớp vật liệu vào xy-lanh theo thứ tự: bông, than hoạt tính mịn, cát, sỏi. Trong đó, bề dày lớp than khoảng 3 cm và bề dày mỗi lớp vật liệu còn lại khoảng 1,5 cm.
- Kẹp cột lọc vào giá sắt. Đặt cốc thuỷ tinh ở phía dưới của cột lọc.
- Rót chậm từng lượng nhỏ cho đến hết khoảng 10 mL nước sông hoặc nước giếng có màu vào cột lọc. Thu nước chảy qua cột lọc vào cốc thuỷ tinh.
Yêu cầu: Quan sát màu của nước trước và sau khi đi qua cột lọc. Giải thích các hiện tượng xảy ra và nêu vai trò của mỗi vật liệu trong cột lọc.
về câu hỏi!