Câu hỏi:

25/07/2024 398

- Biện pháp tu từ thứ nhất: ...........................................................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

- Biện pháp tu từ thứ hai: .............................................................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

- Biện pháp tu từ thứ ba: .............................................................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Biện pháp tu từ thứ nhất: Điệp ngữ (cùng, thấy, ngàn dâu, ai), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng – từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau).

Tác dụng: Diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

- Biện pháp tu từ thứ hai: Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp).

Tác dụng: khắc hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, tô đậm bi kịch chia li.

- Biện pháp tu từ thứ ba: Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh ngàn dâu xanh: xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt). Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). Có thể có hai khả năng sau đây về tính ước lệ của hình ảnh ngàn dâu xanh:

+ Gợi liên tưởng tới tác phẩm Mạch thượng tang) (ngàn dâu bên đường): ngàn dâu xanh tượng trưng cho ước muốn về một người chồng tài năng, thành đạt; nhưng ngàn dâu xanh ấy giờ lại là thứ khiến hai người phải xa cách, không thể nhìn thấy nhau. Tác dụng: khắc hoạ tâm trạng đầy mâu thuẫn, cảnh ngộ đầy trớ trêu của người chinh phụ.

+ Gợi liên tưởng tới thành ngữ thương hải tang điền) (biển xanh biến thành nương dâu): ngàn dâu tượng trưng cho những thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời. Tác dụng: cực tả nỗi buồn lo của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:

+ Về số tiếng trong mỗi câu thơ: ..................................................................................

+ Về vần: .....................................................................................................................

+ Về thanh điệu: ..........................................................................................................

+ Về nhịp: ....................................................................................................................

- Những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát: ..............

Xem đáp án » 25/07/2024 3,219

Câu 2:

Phép đối và tác dụng của phép đối trong một số câu thơ:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tường thiếp hãy trông sang.

Xem đáp án » 25/07/2024 1,231

Câu 3:

Bốn câu thơ có thể được ngắt nhịp như sau (đánh vần / để ngắt nhịp):

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

(nhịp .........................................)

Bến Tiêu Tường thiếp hãy trông sang.

(nhịp .........................................)

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

(nhịp .........................................)

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tường mấy trùng.

(nhịp .........................................)

Tác dụng của cách ngắt nhịp đó: ................................................................................

Xem đáp án » 25/07/2024 499

Câu 4:

Bố cục đoạn trích gồm ....... phần. Nội dung chính của từng phần: ...............................

Xem đáp án » 25/07/2024 400

Câu 5:

Tâm trạng của người chinh phục khi tiễn chồng ra trận: ............................................

Giá trị của cuộc sống cảm nhận được từ tâm trạng của người chinh phụ: ..................

Xem đáp án » 25/07/2024 329

Câu 6:

Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ từ Chàng thì đi cõi xa mưa gió đến Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

Xem đáp án » 25/07/2024 304

Bình luận


Bình luận