Câu hỏi:
30/07/2024 109Hai loài mọt SA và SB chủ yếu ăn bột ngũ cốc. Tuy nhiên, đôi khi chúng ăn trứng và ấu trùng cùng loài hoặc của loài khác. Hai loài đều là vật chủ của một loài ký sinh trùng. Khi sống trong cùng môi trường, một trong hai loài có thể bị loại bỏ do cạnh tranh. Khả năng thắng thế khi cạnh tranh của hai loài trong điều kiện bị nhiễm hoặc không bị nhiễm ký sinh trùng được trình bày trên bảng.
Bảng: Tỷ lệ phần trăm (%) thắng thế khi cạnh tranh giữa hai loài
|
Loài SA |
Loài SB |
Bị nhiễm ký sinh trùng |
30 |
70 |
Không bị nhiễm ký sinh trùng |
70 |
30 |
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không có sự tác động của ký sinh trùng, ưu thế cạnh tranh của hai loài SA và SB là tương đương nhau. II. Các cá thể của loài SB khi bị nhiễm ký sinh trùng có khả năng sinh sản tăng gấp hơn 2 lần so với các cá thể không bị nhiễm ký sinh trùng.
III. Trong tự nhiên, sự có mặt của các loài ký sinh có thể làm thay đổi kết quả cạnh tranh giữa các loài vật chủ tham gia cạnh tranh, trong đó một loài vốn yếu thế có thể trở thành loài ưu thế.
IV. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, các cá thể trưởng thành của loài SA và loài SB có khả năng đã ăn thịt lẫn nhau, làm giảm sức sống của các quần thể.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
I sai. Khi không có sự tác động của ký sinh trùng, ưu thế cạnh tranh của hai loài SA và SB là không tương đương nhau, loài SA có tỷ lệ thắng thế 70%, loài SB có tỷ lệ thắng thế 30%.
II sai. Các cá thể của loài SB khi bị nhiễm ký sinh trùng thì ký sinh trùng làm giảm khả năng sinh sản của loài.
III đúng. Trong tự nhiên, sự có mặt của các loài ký sinh có thể làm thay đổi kết quả cạnh tranh giữa các loài vật chủ tham gia cạnh tranh, trong đó một loài vốn yếu thế có thể trở thành loài ưu thế loài SB khi không bị ký sinh trùng tỷ lệ thắng thế 30% nhưng khi có ký sinh trùng tỷ lệ thắng thế 70%.
IV sai. Khi bị nhiễm ký sinh trùng thì ký sinh trùng gây hại làm giảm sức sống và sức cạnh tranh của hai loài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình sau:
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đồ thị 1, 2 và 3 tương ứng với tế bào phôi sớm, biểu bì và hợp bào nấm nhầy.
II. Tế bào phân chia theo đồ thị 2 có pha G1 rất ngắn.
III. Tế bào phân chia theo đồ thị 1 cũng có thể là tế bào hợp tử, tế bào sinh dưỡng.
IV. Tế bào động vật có kiểu phân bào như đồ thị 1 nếu không hình thành eo thắt ở kỳ cuối thì có thể có đồ thị giống hình 3.
Câu 2:
Một quần thể thực vật có 1000 cây trong đó có 200 cây mang kiểu gen BB, 700 cây mang kiểu gen dd, còn lại là số cây mang kiểu gen Bb. Tần số alen b trong quần thể này là
Câu 3:
Hải cẩu voi sống ở bờ biển California thường ưa chuộng chọn nơi sinh sản ở trên đảo, nơi mà con non được bảo vệ bởi lănh thổ của con đực và tránh được động vật săn mồi từ đại dương. Do cơ thể không phù hợp cho việc di chuyển trên cạn nên chúng thường chọn những bờ biển có độ dốc thoai thoải. Một nghiên cứu thống kê số lần giao phối thành công (số lần được sinh sản) của cá thể đực và cái trong quần thể được
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?
I. Có khoảng 90% cá thể đực không được sinh sản.
II. Số lần được sinh sản của các cá thể cái không có sự phân hóa rõ rằng so với cá thể đực.
III. Hải cẩu voi cái chịu tác động của chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ hơn hải cẩu voi đực ở những đặc điểm sinh sản đang xét.
IV. Số lần giao phối thành công ở mỗi cá thể đực có thể do khả năng cạnh tranh giành lãnh thổ, kích thước cơ thể, khả năng thu hút bạn tình,... quyết định.
Câu 4:
Xét hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho ra giao tử lưỡng bội và các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau, không xảy ra đột biến theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1:4:1, có tối đa 12 sơ đồ lai.
II. Cho hai cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 loại kiểu hình, có tối đa 10 sơ đồ lai.
III. Cho hai cơ thể tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1, có tối đa 34 sơ đồ lai.
IV. Cho cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 4:2:2:2:2:1:1:1:1, có tối đa 10 sơ đồ lai.
Câu 5:
Câu 7:
Stuart và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu sự xâm lấn bởi thằn lằn nâu Cuba (Anolis sagrei) ở các đảo Florida ảnh hưởng như thế nào đến thằn lằn bản xứ A. carolinensis. Sau khi A. sagrei xâm lấn, A. carolinensis di chuyển đến cành cây cao hơn. Stuart và các đồng nghiệp đã kiểm tra số liệu sự thay đổi môi trường sống có gây ra sự thay đổi diện tích miếng đệm chân (kích thước tương đối) ở A. carolinensis (diện tích lớn hơn giúp thằn lằn dễ dàng bám vào các cành cây mảnh và nhỏ hơn) bằng cách đo diện tích đệm chân của A. carolinensis bắt ngoài tự nhiên trên các đảo xâm lấn bởi A. sagrei và không bị xâm lấn, đồng thời tiến hành đo diện tích đệm chân của A. carolinensis ở thí nghiệm thứ hai trong đó trứng A. carolinensis được thu thập trên các đảo có và không có sự xâm lấn rồi nuôi thằn lằn con đến tuổi trưởng thành trong điều kiện giống y hệt nhau (vườn chung).
Trong số các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cả hai trường hợp, dù thằn lằn A. carolinensis bị bắt ngoài tự nhiên hay nuôi trong điều kiện giống nhau thì diện tích đệm chân của thằn lằn ở nơi không bị xâm lấn luôn nhỏ hơn nơi bị xâm lấn.
II. Tính trạng diện tích đệm chân có sự khác biệt nhất định giữa các môi trường khác nhau, nguyên nhân do tiến hóa thì tần số alen của quần thể trong môi trường không bị xâm lấn và có bị xâm chiếm sẽ khác nhau .
III. Nếu tần số alen của gen quy định diện tích đệm chân của cá thể sống trên đảo bị và không bị xâm lấn không khác biệt với nhau thì nguyên nhân gây biến đổi kiểu hình có thể do sự mềm dẻo kiểu hình.
IV. Nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong diện tích đệm chân chủ yếu là do tiến hoá chứ không phải mềm dẻo kiểu hình.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!