Câu hỏi:
01/08/2024 66Alen B dài 0,221 µm và có 1669 liên kết hidro, alen B bị đột biến điểm do một phân tử bao nito guanin dạng hiếm (G*) tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen b nhân đôi hai lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 1104 nucleotit loại xitozin.
II. Số nucleotit từng loại của gen B là A = T = 281; G = X = 369.
III. Phân tử protein do gen B và gen b tổng hợp có thể hoàn toàn giống nhau.
IV. Gen b dài bằng gen B nhưng ít hơn gen B một liên kết hidro.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của Oatxon và Crick.
Cách giải:
0,221 µm = 2210 Å.
Tổng số nucleotit của alen B là: N = 1300 (nu)
H = 2A + 3G = 1669 → A = T = 281; G = X = 369 → II đúng.
G hiếm tác động vào quá trình nhân đôi ADN gây ra đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.
→ Số nucleotit mỗi loại của alen b là: G = X = 368; A = T = 282.
X môi trường cung cấp sau 2 lần nhân đôi là: Xmt = 368 × (22 - 1) = 1104 (nu) → I đúng.
III đúng, vì vị trí xảy ra đột biến thay thế có thể nằm sau mã kết thúc, hoặc nằm ở vị trí nucleotit thứ ba của bộ ba nào đó có tính thoái hóa → axit amin không thay đổi.
IV đúng, gen b có chiều dài bằng gen B vì đột biến thay thế nhưng ít hơn 1 liên kết hidro (vì thay thế G-X bằng A-T).
Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở sinh vật nhân thực bộ ba 5’ AUG 3’ chỉ mã hóa cho axit amin Methionin, điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
Câu 2:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định quả xanh, Aa quy định quả vàng. Cho cây quả đỏ giao phấn với cây quả xanh (P), thu được F1.Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
II. Cho 2 cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 2 loại kiểu hình. Sẽ có tối đa 2 phép lai cho kết quả như vậy.
III. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2 cho giao phấn với nhau, thu được F3 có 1 loại kiểu hình. Có tối đa 3 phép lai cho kết quả như vậy.
IV. Cho cây quả vàng tự thụ phấn sẽ thu được đời con có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
Câu 3:
Một loài thực vật 2n = 20 NST, một cây thấy trong tế bào có 3 NST bị đột biến cấu trúc khác loại thuộc 3 cặp NST khác nhau. Nếu cây này tự thụ phấn, khả năng đời con mang 2 NST đột biến nhưng khác loại là bao nhiêu?
Câu 4:
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Gieo hạt vàng thuần chủng và hạt xanh thuần chủng rồi giao phấn thu được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt F1 và cho chúng tự thụ phấn được các hạt F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ F1 sẽ thu được toàn bộ là các hạt vàng dị hợp.
II. Trong số toàn bộ các hạt thu được trên cây F1, ta sẽ thấy tỉ lệ 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
III. Nếu tiến hành gieo các hạt F2 và cho chúng tự thụ phấn sẽ có những cây chỉ tạo ra hạt xanh.
IV. Trên tất cả các cây F1, chỉ có 1 loại hạt được tạo ra, hoặc hạt vàng hoặc hạt xanh.
Câu 5:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế di truyền phân tử được mô tả ở Hình 2?
Câu 6:
Câu 7:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động Operon Lac của vi khuẩn E.coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
về câu hỏi!