Câu hỏi:
09/08/2024 181Desertification is creating additional challenges to the survival of endangered animal species in India, according to a senior wildlife official who attended the 14th Conference of Parties (COP14) to the United Nations Convention to Combat Desertification (UNCCD) in New Delhi.
A few days earlier, at COP14 in New Delhi, Dr. Chandra had said that the statistics on species extinction have been derived from a database of more than 5.6 million specimens, which have lived across India and the neighbouring countries since before independence. The deteriorating pattern in the species' distribution in geo-special platforms over the past 100 years clearly highlights the concerning impact of deforestation and desertification.
Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard, which is classified as "critically endangered" by the International Union for Conservation of Nature (IUCN). The Weather Channel India got in touch with Dr. Chandra, who said that less than 150 Great Indian Bustards are alive today. "Desertification and land degradation are among the 20-30 risk factors to the survival of Great Indian Bustards," Dr. Chandra told Weather.com.
In simple terms, desertification is a process wherein fertile land becomes unusable, typically as a result of a long drought, deforestation, salinisation, intensive agricultural practices, and the excessive usage of insecticides, pesticides and chemicals. Desertification leads to hazardous effects on not just animals, but also on the food chain and the overall biodiversity - right from microscopic organisms to human beings. Deforestation has affected over 30% of the land in India due to over-cultivation, soil erosion and depletion of wetlands. Along with India, the planet as a whole currently stares at the fast-growing threat of land degradation.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dịch bài đọc:
Theo một quan chức cấp cao về động vật hoang dã tham dự Hội nghị các bên lần thứ 14 (COP14) của Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD) ở New Delhi, sa mạc hóa đang tạo ra thêm những thách thức cho sự sống còn của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ.
Vài ngày trước đó, tại COP14 ở New Delhi, Tiến sĩ Chandra đã nói rằng số liệu thống kê về sự tuyệt chủng của các loài được lấy từ cơ sở dữ liệu gồm hơn 5,6 triệu mẫu vật đã sống trên khắp Ấn Độ và các nước láng giềng kể từ trước khi giành độc lập. Mô hình suy thoái trong sự phân bố của các loài ở các nền tảng địa lý đặc biệt trong hơn 100 năm qua làm nổi bật rō ràng tác động đáng lo ngại của nạn phá rừng và sa mạc hóa.
Suy thoái đất đe dọa các loài như loài Ô tác Đại Ấn, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loại "cực kỳ nguy cấp". Kênh Thời tiết Ấn Độ đã liên lạc với Tiến sĩ Chandra, người nói rằng có ít hơn 150 cá thể Ô tác Đại Ấn còn sống đến ngày nay. Tiến sĩ Chandra nói với Weather.com: "Sa mạc hóa và suy thoái đất nằm trong số 20-30 yếu tố rủi ro đối với sự tồn tại của loài Ô tác Đại Ấn".
Nói một cách đơn giản, sa mạc hóa là một quá trình trong đó đất đai màu mỡ trở nên không thể sử dụng được, điển hình là do hạn hán kéo dài, phá rừng, nhiễm mặn, thâm canh nông nghiệp và sử dụng quá nhiều thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu và hóa chất. Sa mạc hóa gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm không chỉ đối với động vật, mà còn đối với chuỗi thức ăn và đa dạng sinh học tổng thể - ngay từ những sinh vật cực nhỏ cho đến con người. Phá rừng đã ảnh hưởng đến hơn 30% đất đai ở Ấn Độ do canh tác quá mức, xói mòn đất và cạn kiệt vùng đất ngập nước. Cùng với Ấn Độ, toàn bộ hành tinh hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa suy thoái đất đai ngày càng tăng nhanh.
Dịch: Văn bản chủ yếu nói về điều gì?
A. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đến sa mạc hóa ở Ấn Độ.
B. Các mối đe dọa từ sa mạc hóa, suy thoái đất đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Số liệu thống kê đáng báo động về sự tuyệt chủng của các loài.
D. Nguy cơ suy thoái đất ngày càng tăng nhanh.
Thông tin:
- Desertification is creating additional challenges to the survival of endangered animal species in India, according to a senior wildlife official who attended the 14th Conference of Parties (COP14) to the United Nations Convention to Combat Desertification (UNCCD) in New Delhi. (Theo một quan chức cấp cao về động vật hoang dã tham dự Hội nghị các bên lần thứ 14 (COP14) của Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD) ở New Delhi, sa mạc hóa đang tạo ra thêm những thách thức cho sự sống còn của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ.)
- Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard, which is classified as "critically endangered" by the International Union for Conservation of Nature (IUCN). (Suy thoái đất đe dọa các loài như loài Ô tác Đại Ấn, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loại "cực kỳ nguy cấp".)
Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Dịch: Từ "which" ở đoạn 2 đề cập đến _______.
A. ngày B. số liệu thống kê C. mẫu vật D. nhóm
Thông tin: A few days earlier, at COP14 in New Delhi, Dr Chandra had said that the statistics on species extinction have been derived from a database of more than 5.6 million specimens, which have lived across India and the neighbouring countries since before independence. (Vài ngày trước đó, tại COP14 ở New Delhi, Tiến sĩ Chandra đã nói rằng số liệu thống kê về sự tuyệt chủng của các loài được lấy từ cơ sở dữ liệu gồm hơn 5,6 triệu mẫu vật đã sống trên khắp Ấn Độ và các nước láng giềng kể từ trước khi giành độc lập.)
=> "which" thay thế cho "specimens" (= samples): mẫu vật
Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Dịch: Từ "degradation" ở đoạn 3 gần nghĩa nhất với _______.
A. giàu có và màu mỡ B. bị xói mòn
C. trở nên lầy lội D. bị hư hại hoặc làm tồi tệ hơn
Thông tin: Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard, which is classified as "critically endangered" by the International Union for Conservation of Nature (IUCN). (Suy thoái đất đe dọa các loài như loài Ô tác Đại Ấn, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loại "cực kỳ nguy cấp".)
=> Không chọn đáp án B vì "degradation": sự suy thoái, xuống cấp sẽ rộng hơn và "erode": bị xói mòn chỉ là một trong những biểu hiện của nó.
Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Dịch: Theo đoạn 3, tại sao loài Ô tác Đại Ấn được xếp vào loại "cực kỳ nguy cấp"?
A. Tổng số cá thể sống sót được ghi nhận hiện nay chỉ dưới 150.
B. Có hơn 150 cá thể được tìm thấy rải rác ở một vài nơi.
C. Số liệu thống kê về nhóm lớn nhất của loài Ô tác Đại Ấn là 150.
D. Sa mạc khắc nghiệt không phù hợp với loài này.
Thông tin: The Weather Channel India got in touch with Dr Chandra, who said that less than 150 Great Indian Bustards are alive today. (Kênh Thời tiết Ấn Độ đã liên lạc với Tiến sĩ Chandra, người nói rằng có ít hơn 150 cá thể Ô tác Đại Ấn còn sống đến ngày nay.)
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
về câu hỏi!