Câu hỏi:
19/08/2024 119Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Sự ổn định về các điều kiện sinh lí của môi trường trong đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện sinh lí của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện sinh lí của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan thậm chí gây ra tử vong ở động vật. Môi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
I. Khi học tiết 5, nhiều bạn học sinh cảm giác đói bụng nhưng chỉ sau khoảng 30 phút thì hết cảm giác đói.
II. Người thường xuyên ăn mặn thì có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.
III. Sau khi chạy nhanh tới đích không được dừng lại đột ngột mà phải vận động chậm dần trước khi ngừng hẳn.
IV. Khi chạy nhanh thì tim đập nhanh, thân nhiệt và huyết áp tăng nhưng sau khi nghỉ 5' thì nhịp tim, thân nhiệt và huyết áp trở lại bình thường.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Ở xa bữa ăn sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm. Khi đó, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn, glucagôn có tác dụng chuyển glycôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu. Kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
II. Đúng. Ăn mặn làm nồng độ ion natri tăng lên khiến cho cơ thể phải giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ các chất duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Điều đó cũng khiến cho cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng. Khi đó tim phải hoạt động mạnh hơn vì cần bơm lượng máu lớn hơn vào các mạch máu và tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu. Theo thời gian áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp và khiến mạch máu bị tổn thương.
III. Đúng. Không được dừng lại đột ngột mà phải vận động chậm dần trước khi ngừng hẳn vì: Tuần hoàn máu lên não bị rối loạn gây choáng. Nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp không thích ứng kịp sự thay đổi đột ngột nên cơ thể phải vận động chậm lần trước khi dừng hẳn cho cơ thể quen với cường độ hoạt động mới, nếu không thì có nguy cơ bị ngất hoặc thậm chí bị tử vong.
IV. Đúng. Khi chạy, cơ thể cần cung cấp nhiều năng lượng, hô hấp tế bào diễn ra mạnh nên tim đập nhanh để cung cấp máu kịp thời đến các tế bào. Tim đập nhanh làm áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch lớn dẫn đến huyết áp tăng. Hô hấp tế bào mạnh, giải phóng nhiệt làm thân nhiệt tăng. Sau khi chạy cơ thể không cần nhiều năng lượng nữa, hô hấp tế bào giảm, lúc này huyết áp vẫn đang cao tác dụng lên thụ thể áp lực ở mạch máu. Tại đây hình thành xung thần kinh truyền về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan làm tim đập chậm lại, giảm lực co bóp, mạch máu giãn ra làm huyết áp giảm. Cứ như vậy với cơ chế điều hòa huyết áp như thế này, sau 5 phút tim, huyết áp và thân nhiệt trở về mức bình thường.
Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 6:
Câu 7:
về câu hỏi!