Câu hỏi:

22/08/2024 1,712

Quan sát hình 15.1, mô tả các hiện tượng thí nghiệm. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của kim loại với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) và sắp xếp khả năng phản ứng theo chiều giảm dần.

Quan sát hình 15.1, mô tả các hiện tượng thí nghiệm. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của kim loại  (ảnh 1)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hiện tượng:

- Khi cho đồng vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) không thấy hiện tượng gì xuất hiện.

- Khi cho natri vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy phản ứng xảy ra mãnh liệt, kim loại chuyển động xung quanh bề mặt dung dịch và bốc cháy.

- Khi cho chì vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy có khí thoát ra chậm.

- Khi cho magnesium vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy sủi bọt khí mãnh liệt, kim loại tan dần.

- Khi cho sắt vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy có khí thoát ra mạnh nhưng êm dịu hơn so với khi cho magnesium vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …).

Nhận xét: Nhiều kim loại tác dụng được với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) tạo thành muối và giải phóng khí H2.

Sắp xếp khả năng phản ứng theo chiều giảm dần: Natri, Magnesium, Sắt, Chì, Đồng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hình 15.2 mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí.

Hình 15.2 mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí. (ảnh 1)

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Vì sao để thu khí H2 bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược ống nghiệm?

Ngoài cách trên, còn có cách thu khí H2 nào khác không? Nêu và giải thích cách thu đó (nếu có).

 

Xem đáp án » 22/08/2024 2,782

Câu 2:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Zn vào dung dịch H2SO4.

(2) Cho Ag vào dung dịch H2SO4.

(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

(4) Cho Cu vào dung dịch FeSO4.

a) Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

b) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Xem đáp án » 22/08/2024 2,060

Câu 3:

Chọn các chất thích hợp để điền vào dấu ? và hoàn thành các phương trình hoá học sau:

a) ? + HCl → ZnCl2 + H2

b) ? + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c) ? + O2 to CuO

d) S + ? to FeS

e) Zn + ? toZnO + H2

Xem đáp án » 22/08/2024 1,838

Câu 4:

Nhôm là kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp (nồi, xoong, ấm, chảo, …). Có ứng dụng này là do nhôm bền, không độc và có tính chất vật lí ưu việt là

A. dẫn điện tốt.

B. mềm, dẻo.

C. có ánh kim.

D. dẫn nhiệt tốt.

Xem đáp án » 22/08/2024 1,074

Câu 5:

Ở điều kiện thường, dãy các kim loại nào sau đây có khả năng dẫn điện giảm dần theo chiều từ trái qua phải?

A. Ag, Cu, Fe, Al, Au.

B. Ag, Cu, Au, Al, Fe.

C. Au, Ag, Cu, Al, Fe.

D. Al, Cu, Fe, Au, Ag.

Xem đáp án » 22/08/2024 775

Câu 6:

Ở điều kiện thường, cho biết: Khối lượng riêng của nước là 1,00 g/cm3. Khối lượng riêng của các kim loại K, Na, Mg, Fe lần lượt là 0,86 g/cm3; 0,97 g/cm3; 1,74 g/cm3; 7,90 g/cm3. Khi cho từng mẫu kim loại trên vào nước, số kim loại nổi trên nước là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án » 22/08/2024 738

Bình luận


Bình luận