Câu hỏi:

22/08/2024 977

Hình 16.1 cho biết xu hướng biến đổi mức độ hoạt động hoá học của một số kim loại.

Hình 16.1 cho biết xu hướng biến đổi mức độ hoạt động hoá học của một số kim loại. (ảnh 1)

a) Chiều mũi tên chỉ xu hướng tăng hay giảm độ hoạt động hoá học của các kim loại?

b) Kim loại nào cần bảo quản trong dầu hoả?

c) Trong không khí, kim loại nào ít bị biến đổi thành chất khác?

d) Kim loại nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường?

e) Chất nào có thể phản ứng với nhiều kim loại trong hình 16.1 để tạo ra chất khí?

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Chiều mũi tên chỉ xu hướng tăng độ hoạt động hoá học của các kim loại.

b) Kim loại natri (sodium) cần bảo quản trong dầu hoả.

c) Trong không khí, kim loại bạc (silver) ít bị biến đổi thành chất khác.

d) Kim loại natri (sodium), calcium phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

e) Các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng …) có thể phản ứng với nhiều kim loại trong hình 16.1 để tạo ra chất khí.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết phản ứng nào dưới đây là đúng?

A. Pb(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Pb

B. Zn + 2H2O (lỏng) → Zn(OH)2 + H2

C. 2Ag + H2SO4 (loãng) → Ag2SO4 + H2

D. Mg + Pb(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Pb

Xem đáp án » 22/08/2024 2,273

Câu 2:

Để so sánh mức độ hoạt động hoá học giữa các kim loại Li, Na, K, người ta cho mẩu nhỏ của mỗi kim loại này vào từng cốc nước riêng biệt có hoà tan vài giọt phenolphthalein. Bảng 16.1 dưới đây mô tả hiện tượng quan sát được.

Để so sánh mức độ hoạt động hoá học giữa các kim loại Li, Na, K, người ta cho mẩu nhỏ của mỗi kim loại  (ảnh 1)

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b) Có thể xác nhận bọt khí chính là khí hydrogen bằng cách nào?

c) Từ các hiện tượng nêu trong bảng 16.1, hãy sắp xếp các kim loại Li, Na, K thành dãy giảm dần mức độ hoạt động hoá học.

Xem đáp án » 22/08/2024 2,220

Câu 3:

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

A. Các kim loại từ Mg trở về sau đều không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Các kim loại đứng trước H đều không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid.

C. Các kim loại đứng sau H đều không phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng.

D. Khi tác dụng với dung dịch acid cùng nồng độ và nhiệt độ thì lá Mg phản ứng mãnh liệt hơn so với lá Zn.

Xem đáp án » 22/08/2024 1,784

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây không đúng về dãy hoạt động hoá học?

A. Dãy hoạt động hoá học cho biết mức độ hoạt động hoá học của kim loại (và H) với nhau.

B. Dãy hoạt động hoá học được xây dựng từ kết quả của các quá trình thí nghiệm.

C. Từ dãy hoạt động hoá học sẽ nhận ra bạc có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.

D. Từ dãy hoạt động hoá học sẽ nhận ra vàng là kim loại có mức độ hoạt động hoá học rất yếu.

Xem đáp án » 22/08/2024 1,703

Câu 5:

Trong các kim loại gồm Pb, Zn, Al, Fe, Ag và K, kim loại nào phản ứng với nước tạo ra dung dịch base?

Xem đáp án » 22/08/2024 1,416

Câu 6:

Khi được cho vào dung dịch nước của chất bất kì, các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca sẽ ưu tiên phản ứng với nước trong dung dịch.

Cho mẩu Na nhỏ vào cốc đựng dung dịch copper(II) sulfate dư.

a) Dự đoán hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b) Có thể dùng K để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối được không? Giải thích.

Xem đáp án » 22/08/2024 1,280

Câu 7:

Dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của kim loại với một số chất sẽ:

A. So sánh được tính chất hoá học giữa các kim loại.

B. So sánh được mức độ hoạt động hoá học của các kim loại với nhau.

C. Xác định được tính chất hoá học của một số kim loại.

D. So sánh được tính kim loại giữa nguyên tử của các nguyên tố kim loại.

Xem đáp án » 22/08/2024 1,043

Bình luận


Bình luận