Câu hỏi:

22/08/2024 2,419

Vật trang trí bằng đồng thường bị đen do lớp đồng bên ngoài phản ứng với oxygen không khí.

a) Người ta có thể dùng bông thấm dung dịch hydrochloric acid loãng chà lên các vết đen ấy. Vì sao? Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Có thể thay dung dịch hydrochloric acid bằng giấm hoặc nước cốt chanh được không? Vì sao?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Vật trang trí bằng đồng thường bị đen do lớp đồng bên ngoài phản ứng với oxygen không khí tạo thành oxide, theo phương trình hoá học:

2Cu + O2 to 2CuO

a) Người ta có thể dùng bông thấm dung dịch hydrochloric acid loãng (HCl) chà lên các vết đen ấy. Do CuO phản ứng với HCl tạo thành muối tan nên dễ bị rửa trôi, Cu không phản ứng với HCl nên không ảnh hưởng nhiều đến vật trang trí.

Phương trình hoá học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

b) Có thể thay dung dịch hydrochloric acid bằng giấm hoặc nước cốt chanh. Do trong giấm ăn hoặc chanh đều có chứa acid, có thể phản ứng với CuO tạo thành muối tan dễ rửa trôi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

nMg=mMgMMg=2,424=0,1(mol)

a) Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo phương trình hoá học ta có: nH2=nMg=0,1(mol)

b) nCuO=mCuOMCuO=880=0,1(mol)

Thực tế chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng nên số mol hydrogen phản ứng là: 0,1.75100=0,075(mol)

Phương trình hoá học: CuO + H2 toCu + H2O

Theo phương trình hoá học ta có: nCuO phản ứng = nhydrogen phản ứng = 0,075 mol.

- Vậy chất rắn A gồm: CuO dư và Cu sinh ra.

- Ta có:

nCu sinh ra = nCuO phản ứng = 0,075 mol; nCuO dư = nCuO ban đầu – nCuO phản ứng = 0,025 mol.

 Vậy khối lượng chất rắn A là: mA = mCu + mCuO dư = 0,075.64 + 0,025.80 = 6,8 gam.

c) Để thu được kim loại đồng cần cho hỗn hợp rắn A vào dung dịch hydrochloric acid (HCl). Khi đó, CuO phản ứng với HCl tạo thành muối tan, theo phương trình hoá học:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Cu không phản ứng với HCl, lọc lấy phần chất rắn ta thu được kim loại đồng.